Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có “tính xã hội” cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.Mối là loài côn trùng nguyên thủy đã có mặt trên trái đất khoảng 200 triệu năm. Về phương thức sinh sống thì mối (Isoptera) và ong, kiến (Hymenoptera) rất giống nhau, đều sống thành quần thể có tính xã hội hóa cao. Mối thuộc lớp côn trùng (Insecta) và nằm trong bộ cách bằng hay bộ mối (Isoptera). Bộ này có hơn 2.600 loài trên toàn thế giới và 50 loài tại Bắc Mỹ. Chúng sinh sống nhiều nhất tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.Nguồn gốc tên Isoptera trong tiếng Hy Lạp nghĩa là hai cặp cánh thẳng. Mối được gọi là “kiến trắng” trong nhiều năm và thường bị nhầm lẫn với các kiến thực sự.Mối là một loài côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn.

Cách làm tổ của loài mối? Tập tính loài mối?

Cách làm tổ của loài mối

Tổ mối chỉ ở trong gỗ

  • Ở nước ta, loài mối thường gặp là loài “mối gỗ khô ” (cryptotermes domesticus).
  • Tổ chỉ là các hang rỗng, chúng đục dích dắc trong gỗ, chúng ở đâu thường đùn một phần phân ra ngoài, rơi xuống như đống cát nhỏ xíu. Căn cứ váo đặc điểm này có thể phát hiện ra chúng.
  • Tuy chúng ở trong gỗ song cũng đục vào sách vở, quần áo để nơi kế cận tổ. Loài này mỗi tổ khoảng ba bốn trăm con, chỉ cần phát hiện tổ và dùng sơ ranh tiêm thuốc BQG-1 trực tiếp vào tổ là diệt được.

Tổ mối có liên hệ đến đất và nguồn nước

  • Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở ngoài tổ, phần lớn các loài có cấu trúc một hệ thống tổ gồm một tổ chính và nhiều tổ phụ để dung nạp được số lượng cá thể lớn, tổ chính có mối vua và mối chúa, có nhiều loài tổ ở sâu trong lòng đất đến 1-2m.
  • Hệ thống tổ của loài “mối nhà” (Copt. Formosanus) vừa ở dưới đất nền và trong các cấu kiện phía trên; đôi khi nằm hoàn toàn phía trên, song vẫn có đường nối với nguồn nước.
  • Đối với đê đập, độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình nên cần thiết phải phát hiện tổ để xử lý, kinh nghiệm lâu đời của nhân dân ta là vào mùa xuân, phát hiện thấy nấm vũ hoá là đào được tổ; các đối tượng khác, độ rỗng của tổ ít ảnh hưởng.

Cách xây tổ mối

Phân loại tổ mối thường gặp

1. Mối gỗ khô

  • Đây là nguyên nhân chính về các thiệt hại của các kiến trúc nhà cửa, đồ gỗ trong gia đình.
  • Đúng với tên gọi, mối gỗ khô tỏ ra đầy thích thú với việc xây tổ trong thân gỗ. Thay vì tiêu thụ nước như các loài côn trùng khác, mối gỗ khô lại hấp thụ nước từ gỗ và môi trường ẩm thấp.
  • Sở hữu bản tính ẩn nấp trong lòng gỗ, âm thầm tàn phá cho đến khi cây gỗ bị hư hại nặng nề tới mặt ngoài thì lúc đó đã quá muộn.
  • Đây là 1 trong những lý do để chúng ta phải liên tục để ý đến những đặc điểm đồ vật đã bị mối gỗ khô tấn công.
  • Vậy dấu hiệu nào để bít mối gỗ khô đã tấn công kiến trúc gỗ nhà bạn? Sau khi mối tiêu hóa gỗ, thì mối gỗ khô sẽ đẩy chất thải ra phía ngoài tổ. Đây là 1 trong những dấu hiệu rõ rệt nhất để chúng ta biết được gỗ đã bị mối tấn công.

2. Mối gỗ ẩm

  • Chúng thường hay làm tổ trong những khúc gỗ chết.
  • Sở hữu hình thù to lớn dị thường tầm 3 cm. Mối gỗ ẩm là kẻ thù của các công trình văn hóa, di tích lịch sử có niên thọ hàng trăm năm.

3. Mối đất

  • 1 trong 2 kẻ song sát (mối gỗ khô) gây thiệt hại nặng nề cho các công trình kiến thúc, vật liệu, đồ gỗ của con người.
  • Nếu như mối gỗ khô chuyên đi săn lùng gỗ, thì mối đất lại cư trú trong lòng đất, phía dưới công trình kiến trúc, dẫn đến hiện tượng sụt lún, cực kỳ nguy hiểm.
  • Mối đất chọn lòng đất, mùn để làm tổ bởi vì độ ẩm thấp dưới khu vực đó cao rất nhiều hơn trong gỗ.
  • Với điều kiện trú ẩn hấp dẫn như vậy, mối đất có biệt tài bành trướng tổ cực lớn, có thể chứa cả triệu cá thể mối, và có độ rộng từ 20 đến 25 mét.

XEM THÊM: Mối – Những điều cần biết về loài mối