Chuột phá hoại lương thực của chúng ta trên đồng ruộng, vườn cây trái, các thức ăn gia cầm, gia súc, trong khi đang chế biến, vận chuyển hay cất giữ, khi để trong siêu thị, nhà hàng hay tại gia đình. Những gì chúng không ăn, chúng cũng có thể làm hư hại hay làm ô nhiễm do phân, lông hay nước tiểu của chúng. Nhưng hiện nay có bao nhiêu loài chuột? Chúng có đặc điểm gì và làm thế nào để phân biệt chúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phân loại chuột , các loại chuột – Khử Trùng XANH

1. Chuột Nâu

  • Hình dạng: Dài tầm 40 cm, đuôi ngắn hơn so với đầu, thân.Nặng 360 – 500g.Mũi to, ngắn, tai bé và màu lông đậm hơn so với loài chuột đen
  • Vòng đời: 8 – 9 con mỗi lứa, 3 – 7 lứa/năm.Giai đoạn mang thai kéo dài khoảng 3 tuần.Hoàn thiện về giới tính, bộ phận các chi sau 10 – 12 tuần.
  • Tập quán: Thường sống trên cạn, hang hóc.Xuất hiện trong các cống rãnh ở Việt Nam.Thức ăn ưa thích là ngũ cốc. Ăn khoảng 30g thức ăn mỗi ngày và uống 60ml

Chuột nâu

2. Chuột Đen

  • Hình dạng: Dài 16 – 24 cm, đuôi dài hơn so với đầu và thân.Nặng 150 – 200g.Mũi nhọn, tai lớn và thân mảnh khảnh hơn so với chuột nâu.
  • Vòng đời: 5 – 10 con mỗi lứa, 3 – 6 lứa một năm.Giai đoạn mang thai kéo dài khoảng 3 tuần.Hoàn thiện về giới tính, bộ phận các chi sau 12 – 16 tuần.
  • Tập quán: Chủ yếu xuất hiện tại các lỗ thông hơi thông gió.Thường leo trèo, nhanh nhẹn, ít đào bới và ít khi ở ngoài trời.Thức ăn ưa thích là các loại quả có nhựa.Ăn khoảng 15g thức ăn mỗi ngày và uống 15ml.

Chuột đen

3. Chuột Nhà

  • Hình dạng: Dài 7 – 9.5cm với đuôi có độ dài tương đương.Nặng 12 – 30g.Chân và đầu nhỏ và mắt & tai to khác với loài chuột nâu non.
  • Vòng đời: 4 – 16 con mỗi lứa, 7 – 8 lứa mỗi năm.Giai đoạn mang thai kéo dài khoảng 3 tuần.Hoàn thiện về giới tính, bộ phận các chi sau 8 – 12 tuần.
  • Tập quán: Sống trên cạn, thích đào bới, leo trèo.Thức ăn ưa thích là ngũ cốc.Ăn khoảng 3g thức ăn mỗi ngày và có thể sống mà không cần uống thêm nước. Chúng uống đến 3ml mỗi ngày nếu thức ăn quá khô.

Chuột nhà

4. Chuột Đồng Cổ Vàng

  • Hình dạng: Chiều dài đầu thân khoảng 8 đến 13 cm, nặng từ 14 đến 50g.Chuột đồng có lông màu nâu xám với các phần dưới màu xám nhợt.Có mắt và tai nhỏ, đuôi ngắn.
  • Vòng đời : Sinh sản trong suốt thời gian từ tháng 3 – 10.Con cái đẻ 4 đến 6 con sau thời gian mang thai 18 đến 20 ngày.Có thể sống đến 2 năm.
  • Tập quán: Chuột đồng sống ở đồng cỏ, bãi cỏ và đầm lầy, chúng chủ yếu ăn các loại rau và cỏ xanh.Vào mùa hè, chúng thường hoạt động vào ban đêm. Tuy nhiên, vào mùa đông, khi thức ăn trở nên hiếm, chúng có thể xuất hiện cả ban ngày.

Chuột đồng
XEM THÊM: Cách đuổi chuột trong nhà

5. Chuột Nước

  • Hình dạng : Dài 12–22 cm, với đuôi ngắn hơn một nửa so với thân.Nặng 60–180 g.Có thể phân biệt với các loài chuột nhà khác và chuột đồng nhờ hình dạng chắc nịch và to và chiếc đuôi ngắn, đầu tương đối lớn và rộng.
  • Vòng đời : Đẻ 3–8 con một lứa; 3–6 lứa mỗi năm (với chuột đồng là 10–15).Thời kỳ mang thai (tất cả các loài) khoảng 3 tuần.8 tuần sau khi sinh thì hoàn thiện về giới tính.
  • Tập quán : Sống ở vùng mát, ẩm ướt, rãnh mương, bờ suối, bờ kè, đồng cỏ rộng, khu vực trồng cỏ có các cây non; vườn tược, vườn cây ăn quả, vườn nho.Thường ăn gốc cây, phá hoại do chúng đào bới đất.Bơi và lặn giỏi; hoạt động cả ngày lẫn đêm.Không ngủ đông.

6. Chuột Chũi

  • Hình dạng : Dài 15cm. Nặng 75–130g.Lông màu xám đen, mượt như nhung.Chân trước ngắn, giống lá cỏ dùng để đào.
  • Vòng đời : Đẻ 1 lứa/năm với 3-4 con mỗi lứa.
  • Tập quán : Ăn giun đất, ấu trùng côn trùng và sên.Sống trên cạn dưới độ cao 1000m. Làm thay đổi mặt bãi cỏ do những đụn đất, phá hủy máy móc nông nghiệp, như máy gặt do chúng mang đá vào.Vật nuôi có thể bị thương ở chân do dẫm phải những mô đất của chuột tạo ra.Sống một mình ngoại trừ mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 6.

7. Chuột Thường

  • Hình dạng: Thân bè, chắc nịch.Chân ngắn.Đuôi ngắn.Lông màu nâu hoặc xám.
  • Vòng đời : Sinh sản từ tháng 3 đến tháng 10.Thời kỳ mang thai kéo dài từ 16 đến 24 ngày.Sống trung bình khoảng 4-5 tháng.
  • Tập quán : Thường sống ở đồng cỏ, đất bỏ hoang hay cánh đồng nông nghiệp.Ăn cỏ hay hoa màu.Đào tổ trong đất để ở, trữ thức ăn và nuôi con non.Con cái sống riêng nên số lượng tổ tăng lên khi số lượng tăng lên.

8. Chuột Mũi Dài

  • Hình dạng: Mũi dài, nhọn.Tai nhọn.Đuôi nhỏ và ngắn.Lưng gù (có bướu).Lông màu nâu xám mặc dù vậy vùng bụng có màu nhạt hơn.Chiều dài đầu thân từ 12-16 inch.Chuột túi có một cái túi nhỏ trên lưng.
  • Vòng đời : Chuột túi sinh sản cực kỳ nhanh và thời kỳ mang thai chỉ kéo dài 12 ngày.Chuột mẹ đẻ đến 6 con và những con con thường bò trong túi chuột mẹ cho đến khi thôi bú lúc được 9 tháng.
  • Tập quán: Sống ở những vùng có nhiều cây cối.Sống trên cạn và thường hoạt động về đêm, trốn trong các hốc cây hay trong tổ vào ban ngày. Chúng xây tổ từ cây như cành non và lá, thường ở dưới bụi rậm có sẵn.Có thể gây hại cho môi trường sống, vườn tược cũng như đất nông nghiệp như cánh đồng lúa.Thức ăn – côn trùng, giun và thực vật.

XEM THÊM: Cách đuổi chuột hiệu quả