Ruồi mang rất nhiều chất bẩn trên chân, cánh và vì vậy khi đậu trên thực phấm, thức ăn và đồ dùng của con người sẽ mang theo cả mầm bệnh đến. Việc tiêu diệt ruồi cũng không phải là đơn giản nếu không biết cách và không đủ hiểu biết về tập tính sinh sống, tác hại mang lại của chúng cũng như những đặc điểm của chúng. Vậy ruồi ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ruồi ảnh hưởng đến đời sống người dân như thế nào
Ruồi ảnh hưởng đến đời sống người dân như thế nào?
- Tác hại của ruồi và biện pháp xử lý côn trùng ruồi
- Ruồi đẻ trứng ở những nơi như rơm, cỏ khô mục, cỏ, rong biển lên men. Ruồi chuồng trại thường thấy ở xung quanh chuồng trại, nhà cửa và dọc theo bờ biển và gần cũi chó. ở hai nơi sau chúng thường được gọi là ruồi bãi biển hoặc ruồi chó
- Từ 1 đến 3 ngày thì trứng nở thành giòi hay ấu trùng có màu hơi vàng trắng. Những ấu trùng trải qua 3 lần lột xác và trở thành nhộng ở lần lột xác cuối cùng, ở điều kiện thời tiết ấm, giai đoạn thành nhộng kéo dài từ 6 đến 20 ngày.Trung bình, con trưởng thành sống khoảng 20 ngày.
Tác hại của ruồi
- Có rất nhiều loài ruồi gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người hàng ngàn năm qua như ruồi hút máu, ruồi sống nhờ rác. Ruồi nhà truyền các tế bào gây bệnh như thương hàn, phó thương hàn, dịch tả, giun đũa, giun móc, giun kim và sán. Những loài ruồi này có thói quen dơ bẩn nên chúng trở thành các tác nhân truyền bệnh.
- Các sinh vật gây bệnh từ các khu vực rác, đường cống và các nguồn dơ bẩn khác sẽ bám vào miệng và các bộ phận trên cơ thể của ruồi truyền qua nước bọt và phân của chúng tới con người và thức ăn.
- Trứng của ruồi nhà được đẻ ở hầu hết những nơi có chất ẩm, ấm mà sau này sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho ấu trùng phát triển như phân động vật, các khu vực ô nhiễm có các chất hữu cơ.
Mối nguy hiểm khi phải sống chung với ruồi
- Không chỉ gây nên sự phiền toái, khó chịu, đảo lộn cuộc sống của người dân, ruồi còn là trung gian truyền nhiều mầm bệnh.
- Thời gian gần đây, người dân thôn Đông Hạ (Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội) phải sống chung với ruồi, thậm chí phải mắc màn để ăn cơm bởi sự tấn công của loài côn trùng này.
- Theo người dân, mỗi ngày họ phải tiêu tốn 100.000-200.000 đồng tiền mua keo dính ruồi nhưng vẫn không thể cải thiện tình hình. Mỗi ngày, họ thu hàng kg ruồi.
- Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định việc sống chung với ruồi đang đem lại nhiều phiền toái cho người dân. Sở Y tế đã giao cho Phòng Y tế huyện Sóc Sơn tiến hành phun thuốc để khử trùng. Trung tâm y tế dự phòng sử dụng ôtô , máy phun xuống khu vực này để hỗ trợ người dân diệt ruồi.
=> Tiến sĩ Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, cho biết không chỉ gây nên sự phiền toái, khó chịu, đảo lộn cuộc sống của người dân, ruồi còn là trung gian truyền nhiều mầm bệnh.Mối nguy hiểm của ruồi
- Ruồi đậu và kiếm ăn ở các khu bãi rác, các khu vực bẩn. Sau đó, chúng đậu vào đồ ăn, thức uống của người mang theo một lượng lớn vi sinh vật, vi trùng gây bệnh bám dính trên thân, chân, cánh.
- Mầm bệnh có thể được nuốt vào trong dạ dày con người với thức ăn, nước uống, gây bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, thương hàn, tả, giun sán. Ngoài ra, ruồi còn có thể gây nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong khi tiếp xúc trực tiếp ngoài da.
- Theo tiến sĩ Chính, ruồi ở khu vực Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội đang có điều kiện rất lý tưởng để sinh sống và phát triển. Vòng đời của ruồi trải qua 4 giai đoạn: trứng – giòi – nhộng – ruồi trưởng thành.
- Môi trường có nhiều thức ăn tạo điều kiện cho chúng sinh sản nhanh và mạnh. Đặc biệt, thời tiết mưa nồm cũng là điều kiện sống lý tưởng của loài ruồi. Chính vì vậy, quần thể ruồi có thể bùng phát số lượng lớn trong vòng một tuần.
Biện pháp xử lý ruồi
- Vệ sinh tốt là bước quan trọng trong tất cả các biện pháp kiểm soát ruồi. Việc giết ruồi trưởng thành sẽ giảm được ruồi tạm thời nhưng việc loại bỏ các nguồn sinh sản của chúng sẽ là cần thiết cho chương trình kiểm soát tốt. Bất cứ khi nào có thể nguồn thức ăn và các vật liệu mà ruồi đẻ trứng phải di rời , loại trừ bỏ hoặc tách khỏi những con ruồi sinh sản.
- Trong chương trình kiểm soát lâu dài thì bẫy đèn hay các tấm lưới che có thể được sử dụng. Để đạt được hiệu quả cao của loại bẫy này thì việc lắp đặt chúng là quan trọng vì chúng hoạt động theo nghuyên tắc thu hút ruồi qua sự phát quang của tia cực tím nên không thể đặt chúng ở gần những ánh sáng khác kể cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.
XEM THÊM: Cách làm hết ruồi trong nhà