Tại Việt Nam có rất nhiều loài chuột, một trong số những loài chuột gây hại thường gặp nhất có thể kể đến chính là chuột nhắt. Tất cả những thông tin về thói quen, tập quán của loài chuột này đều được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến cho bạn những điều bổ ích nhất.

Chuột nhắt – Những thông tin mà bạn cần lưu về loài chuột này

Những thông tin tổng quan về loài chuột nhắt

Chuột cái mang thái 19 ngày và có khả năng sinh sản khoảng 4-7 con mỗi lứa. Ban đầu khi sinh con non chưa có lông và chưa mở mắt, khoảng 7-10 ngày lông sẽ mọc và mắt sẽ mở ra. Trong khoảng 3-4 tuần, chúng sẽ tập bò xung quang tổ để và ăn thức ăn cứng. Từ 5-8 tuần thì cơ quan sinh dục con non sẽ hoàn thành. Xem thêm Nguy cơ mắc bệnh khi bị chuột cắn
Trong cuộc đời chuột cái chỉ đẻ khoảng 8 lứa, nếu có điều kiên khoảng 24-28 ngày chúng sẽ đẻ một lứa. Cách sinh sống của chuột phụ thuộc vào từng môi trường cụ thể.
Trong thành phố, chuột nhà có thể sống trong nhà đến suốt cuộc đời. Ngoại ô, chúng cũng có thể sống bên trong nhà nhưng chủ yếu ở chân móng nhà, bên ngoài bãi cỏ,…Bên ngoài, chuột nhà ăn các loại côn trùng, hạt cỏ hay bất cứ loại thức ăn gì mà chúng kiếm được. Mùa thu nguồn thức ăn khan hiếm một số con sẽ đi vào bên trong tòa nhà có người ở.Bên trong, chuột làm tổ gần nguồn thức ăn. Có một tổ tốt rất quan trọng cho việc sinh sản thành công và tồn tại của chuột nhắt. Tổ phải an toàn cho chuột mẹ và chuột con. Bên trong, tổ thường được làm giữa các bức tường, trần nhà, tủ, bàn…Bên ngoài, tổ được làm dưới các hang dưới đất hay trong các đống rác thải. Tổ có thể làm bằng bông, giấy hay bất cứ chất liệu mềm khác được cắn nhỏ ra tạo thành một cái nệm mềm.
Chuột nhắt khám phá các vị trí trong lãnh thổ của chúng hàng ngày và trở nên rất quen thuộc với đường đi tới nguồn thức ăn, nước uống và vị trí ẩn náu. Lãnh thổ của chuột có thể chia làm 3 hướng sau.Những nơi nhiều chuột, chúng thường kiếm ăn vào ban đêm và hoạt động mạnh vào lúc vạng tối, trước khi trời sáng. Những tòa nhà thắp sáng liên tục, vào những lúc yên tĩnh nhất chúng hoạt động. Ở thành phố chuột xuất hiện vào ban ngày là những khu vực nhiễm rất nhiều chuột.
Con trưởng thành ăn từ 3-4 gam thức ăn mỗi ngày, chúng đặc biệt thích ăn ngũ cốc và hạt hơn, đậu phộng, thịt và thức ăn ngọt khác cũng bị chúng lấy đi. Chúng cũng có thể bắt và ăn cả gián Đức. Đặc biệt chúng có thể ăn thịt lẫn nhau khi nguồn thức ăn khan hiếm. Chuột nhắt có thể sống không cần nước vì nó có thể lấy đủ lượng nước cần thiết trong thức ăn của chúng. Hơn nữa, chuột nhắt có chức năng cơ thể đặc biệt giúp chúng giữ nước hoặc sinh sản ra nước khi nguồn nước hiếm hoặc hạn hán.Và nếu cần thiết trong việc phòng và diệt chuột các bạn hãy liên lạc với công ty diệt chuột An Nam để có những biện pháp phòng trừ chuột phù hợp, đồng thời với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật được trang bị kiến thức đầy đủ, sẵn sang phục vụ mọi yêu cầu của quý khách hàng
XEM THÊM: Cách đuổi chuột ra khỏi nhà
Chuột nhắt đồng

Những loài chuột nhắt thường gặp tại Việt Nam

1. Chuột nhắt đồng (Apodemus sylvaticus)

  • Chuột nhắt đồng hiếm khi vào nhà có người ở nhưng vào những tháng mùa đông, chúng vào nhà phụ và kho dự trữ trái cây và thực phẩm.
  • Chuột nhắt đồng là mối đe dọa lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực trồng trọt và nông nghiệp.
  • Hình dáng , Kích thước: đầu và thân con trưởng thành dai 80 – 100 mm; Đuôi dài 70 – 90 mm.
  • Trọng lượng: Con đực có thể nặng 25 g, và con cái 20 g.
  • Lông cát/ màu cam nâu trên đầu và lưng.
  • Lông vàng nhạt bên sườn và màu trắng trên bụng.
  • Thường có một vệt nhỏ màu vàng trên ngực.

Vòng đời

  • Tuổi thọ của chuột nhắt đồng trung bình từ hai đến ba tháng, nhưng chúng có thể sống 20 tháng trong thiên nhiên hoang dã, hay hai đến ba năm khi bị nhốt.
  • Mùa sinh sản là từ tháng Ba/Tư đến Mười/Mười một và thời kỳ mang thai kéo dài khoảng 25 ngày.
  • Chúng mọc sợi lông đầu tiên sau sáu ngày; mắt chúng mở sau 16 ngày; và chúng cai sữa khoảng 18 ngày tuổi.
  • Tỉ lệ sống sót của con con và con trưởng thành rất thấp trong nửa đầu của mùa sinh sản vì con đực trưởng thành có thể tỏ ra hung hăng với nhau và với con con, sau đó chúng bị đuổi ra khỏi ổ.

Thói quen

  • Chuột nhắt đồng ăn nhiều hạt giống như sồi, cây tần bì, chanh, mận gai và sung dâu. Tại Việt Nam, số lượng chuột nhắt có thể đạt đến tỉ lệ gây bệnh dịch ở các khu vực vành đai ngũ cốc.
  • Ốc sên nhỏ và côn trùng là các nguồn thực phẩm đặc biệt quan trọng vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi hạt giống ít hơn.
  • Chúng còn ăn táo và tấn công các hạt của cây họ đậu vừa mới gieo.

Chuột nhắt -1

2. Chuột nhắt nhà (Mus domesticus)

  • Chuột nhắt nhà hoạt động mạnh quanh năm, nghĩa là bạn sẽ thấy chúng xâm nhập nhà hay doanh nghiệp của mình bất kỳ lúc nào
  • Hình dáng Kích thước: dài 70 – 95 mm, có đuôi cùng chiều dài.
  • Trọng lượng: 12 – 30 g.
  • Chân và đầu tương đối nhỏ & mắt & tai to làm cho chúng khác biệt với chuột cống con (Rattus norvegicus).

Vòng đời

  • 4-6 con con một lứa, 7-8 lứa một năm.
  • Thai kỳ khoảng 3 tuần.
  • 8-12 tuần kể từ khi sinh đến trưởng thành.

Thói quen

  • Thường sinh sống và đào hang trên mặt đất, nhưng thường leo trèo.
  • Thực phẩm yêu thích là ngũ cốc.
  • Sẽ ăn khoảng 3g thực phẩm một ngày và có thể sống sót mà không cần uống thêm nước. Chúng có thể uống đến 3ml nước một ngày nếu bữa ăn của chúng quá khô.

XEM THÊM: Cách đuổi chuột trong phòng
Chuột nhắt -2

5/5 - (600 bình chọn)