Rắn là một trong những loài động vật có nọc độc gây nguy hiểm cho con người. Chúng thường sống trong các khu vực có đất đai trống, rừng xanh, đồng cỏ, và thậm chí là trong các khu vực hoạt động kinh doanh.
Nguy cơ giáp mặt với rắn không chỉ gây ra nỗi sợ hãi, mà còn tạo ra các tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe và an toàn của con người. Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ diệt rắn kiểm soát và xử lý trong khu vực hoạt động kinh doanh là rất cần thiết.
GFC làm gì để bảo vệ bạn tránh xa loài Rắn ?
Bước 1 : Khảo sát thực địa
Các chuyên viên của GFC tiến hành khảo sát môi trường xung quanh khu vực sống của bạn, kiểm tra các điểm nhâm nhập chú ẩn và xác định nơi chúng cư ngụ.
Bước 2 : Lên phương án
GFC lên kế hoạch chi tiết gồm tập hợp các phương án xử lý hiệu quả, loại bỏ và kiểm soát vấn đề về rắn để chúng không có cơ hội tấn công gia đình bạn.
Bước 3 : Xử lý rắn
Các chuyên viên dày dặn kinh nghiệm tại GFC sẽ tiến hành các bước xử lý rắn phù hợp với từng tình hình thực tế như sử dụng bẫy cũng như các biện pháp nghiệp vụ nhằm loại bỏ sự tồn tại của rắn trong không gian sống.
Bước 4: Ngăn chặn rắn quay lại
GFC tư vấn và khuyến nghị các phương án vệ sinh sạch sẽ không gian, khu vực của bạn, bít các điểm xâm nhập. Loại bỏ nguồn thức ăn sử dụng thuốc đuổi rắn.
Quy trình Kiểm soát rắn , bắt rắn Chuyên nghiệp như thế nào ?
Các Phương Án Kiểm soát Rắn , Bắt rắn
Phương án 1 : Kiểm soát Rắn , bắt rắn bằng Lồng bắt rắn
- Lắp đặt hệ thống bẫy lồng xung quanh bên ngoài để ngăn chặn rắn xâm nhập vào bên trong công ty
- Khoảng cách bẫy trạm tùy môi trường , có thể thay đổi cho linh hoạt .
- Lồng dài 60cm có 1 hom .Kích thước : ngang 10 cm, cao 13cm, còn chiều dài 1m và 60cm
- Lồng được đan từ thép cứng tốt nhất, chắc chắn, bên trong lồng có sẵn 1 chai đựng nước cho mồi ( mồi là chuột hoặc cóc )
- Bẫy lồng được đặt dọc chân tường, bụi rậm.
Phương án 2 : Kiểm soát Rắn , xua đuổi Rắn bằng Phun tinh dầu xả hoặc thuốc xua đuổi Rắn chuyên dụng
- Phun tinh dầu xả để xua đuổi rắn có tác dụng xua đuổi rắn hiệu quả cao .
- Phạm vi phun : Xung quanh khu vực công ty như các vườn cây , bụi cỏ… những điểm rắn thường xuyên trú ngụ và hoạt động .
- Pha hóa chất theo liều lượng quy định từ nhà sản xuất.Sử dụng phương pháp phun sương nồng độ cao
- Sử dụng thuốc phun trừ xua đuổi răn : Tinh dầu xả , tinh dầu chanh …
Phương án 3 : Kiểm soát Rắn , xua đuổi Rắn bằng thuốc diệt rắn chuyên dụng Snake Kiiller hoặc Bột lưu huỳnh
- Thuốc diệt rắn Snake Kiiller hoặc bột lưu huỳnh dạng bột Sử dụng thuốc diệt trừ rắn hiệu quả với hoạt chất nhanh chóng làm suy giảm hoạt động. Công thức hoàn toàn mới hạn chế tối đa khả năng miễn dịch của rắn.
- Cơ chế hoạt động của Thuốc diệt rắn Snake Kiiller hoặc bột lưu huỳnh dạng bột : Làm từ vỏ hóa thạch của sinh vật siêu nhỏ được nghiền nhuyễn. Các cạnh sắc nhọn có tác dụng khử nước trên lớp da rắn sau khi tiếp xúc khiến rắn mất nước và chết sau 12-36 giờ. Rắn cũng chết nếu nuốt phải.
- Hướng dẫn sử dụng: rắc một lớp mỏng bột diệt rắn vào khu vực rắn thường xuất hiện, kể cả bồn rửa, ống thoát nước, các vết nứt trên tường và nền nhà. Chừng nào bột rắn còn chưa bị rửa trôi, rắn còn bị chết khi nuốt hoặc bò ngang qua
Hóa chất , vật tư , thiết bị , thuốc sử dụng Kiểm soát Rắn , bắt rắn
Lưu ý: Tất cả các loại hóa chất GFC sử dụng để kiểm soát dịch hại tại quý công ty đều được Bộ Y Tế và Bộ NN& PTNT cho phép sử dụng tại Việt Nam, an toàn cho con người, thực phẩm, hàng hóa và môi trường.
STT | TÊN THƯƠNG MẠI | HOẠT CHẤT | NHÀ SẢN XUẤT | DÙNG CHO |
1. | Tinh dầu xả | Tinh dầu thiên nhiên | GFC – Việt Nam | Rắn |
2. | Ecothor | Tinh dầu thiên nhiên | Ensystex – Mỹ | Rắn |
3. | Snake Kiiller | Vỏ hóa thạch của sinh vật | Singapore | Rắn |
4. | Lồng bắt rắn | Thép | GFC – Việt Nam | Rắn |
Dịch vụ Chăm sóc khách hàng và cam kết khi sử dụng dịch vụ của GFC
- GFC sẽ có nhân viên phụ trách thường trực tại khu vực khách hàng để đảm bảo hỗ trợ khách hàng nhanh nhất và kịp thời nhất.
- GFC áp dụng phương án Phản hồi trong vòng 60 Phút đồng hồ và Hành động trong vòng 24h kể từ lúc thông báo Phản ánh hỗ trợ dịch vụ .
- Bên GFC sẽ cử nhân viên kinh doanh phụ trách làm việc mọi vấn đề với bên khách hàng để đảm bảo công việc luôn nhận được thông tin và tiếp nhận phản hồi nhanh chóng cho khách hàng .
- Những hỗ trợ này là miễn phí và không phát sinh thêm chi phí nào khác . Tuy nhiên đối với những dịch hại không nằm trong hợp đồng kiểm soát , GFC sẽ kiểm tra và báo giá riêng nếu khách hàng cần tới khi cần .
- Tổng đài Chăm sóc khách hàng và Phản ánh , báo cáo nhân viên làm việc không tốt : 1900.3046.
- Bên GFC luôn mong muốn ghi nhận những đóng góp và báo cáo phản hồi từ khách hàng .
Rắn – Các loài rắn thường gặp ở Việt Nam phổ biến như rắn hổ mang, rắn lục đuôi đỏ,… đã phản ánh phần nào sự đa dạng sinh học mà một đất nước nhiệt đới như Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Tuy nhiên, loài động vật bò sát này cũng thực sự là sự đe dọa tiềm ẩn cho người dân vì lượng độc tố mang chúng mang trong người. Đôi khi sẽ có sự “ghé thăm” của rắn quanh nhà bạn nhưng bạn không biết được đâu là rắn độc và đâu là rắn không độc. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài loài rắn độc và rắn vô hại thường gặp nhất nhé.
Thông tin tổng quan về loài Rắn
Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài (cylinder), thuộc phân bộ Serpentes, có thể phân biệt với các loài thằn lằn không chân bằng các đặc trưng như không có mí mắt và tai ngoài. Giống như các loài bò sát có vảy (Squamata) khác, rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể.
Nhiều loài rắn có sọ với nhiều khớp nối hơn các tổ tiên là động vật dạng thằn lằn của chúng, cho phép chúng nuốt các con mồi to lớn hơn nhiều so với đầu chúng với các quai hàm linh động cao. Để phù hợp với cơ thể thon và hẹp của mình, các cơ quan có cặp đôi của rắn (như thận) được bố trí theo kiểu cái này nằm phía trước cái kia thay vì ngang hàng ở hai bên, và phần lớn các loài rắn chỉ có một phổi hoạt động. Một vài loài vẫn duy trì một đai chậu với một cặp vuốt dạng vết tích ở một trong hai bên của lỗ huyệt.
Tập tính của loài rắn
- Thời gian hoạt động trong ngày, trong năm: Có rắn hoạt động ngày, có loài hoạt động đêm có loài hoạt động cả ngày và đêm. Riêng rắn hổ mang non hoạt động ngày, rắn trưởng thành chủ yếu hoạt động đêm.
- Nơi sống: Đa số loài rắn tập trung ở vùng rừng núi, vì ở đó những yếu tố của môi trường thuận lợi hơn, đặc biệt là ít bị tác động bởi yếu tố con người
- Nuốt mồi: Rắn có khả năng nuốt mồi lớn hơn nhiều so với kích thước của rắn, bởi vì các xương của bộ hàm chỉ đính với nhau bằng dây chằng, nên miệng chúng có thể há to
- Đẻ trứng: Đa số rắn không làm tổ mà chọn những nơi yên tĩnh và an toàn như hang đất, hốc cây, chân đê hoặc dưới các bụi cây, gò đống để đẻ
- Lột xác: Rắn thường xuyên lột xác để tăng trưởng. Khoảng 20 – 80 ngày rắn lột xác một lần tùy theo cỡ tuổi, kỳ hoạt động hay trú đông, trạng thái sức khỏe. Trước khi lột xác 5- 7 ngày, rắn ít hoạt động, có thể bỏ ăn
- Sử dụng nước: Rắn thường uống nước trong mùa hoạt động, nhất là những ngày trời nắng nóng
- Mùa sinh sản, ghép đôi, giao hoan: Sau kỳ ngủ đông, rắn sẽ ra hoạt động, sưởi ấm và kiếm ăn. Tháng 3 rắn đực, rắn cái tìm nhau để ghép đôi
- Tìm bắt con mồi, thức ăn: Trăn đất, vàtrăn gấm thường nằm yên một chỗ rình mồi, nhiều loài rắn khác sẽ chủ động đi tìm mồi
- Tự vệ: Rắn rất mẫn cảm với những chấn động được truyền từ đất qua thân rắn đến tai trong.
Các loại rắn lục độc thường gặp tại Việt Nam
1. Rắn lục sừng
- Tên khoa học là Trimeresurus Cornutus
- Kích thước cơ thể khoảng 50cm
- Đầu chúng có hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành sừng nên được biết đến là “rắn quỷ”
- Đặc biệt hơn, đây là một trong các loài rắn độc tại các vùng núi cao của Việt Nam, chưa thấy xuất hiện trên thế giới. Nọc độc của chúng được xếp vào top những loài rắn độc nhất ở Việt Nam
2. Rắn lục đuôi đỏ
- Hay còn gọi là rắn lục mép trắng (vì con đực có 2 sọc trắng quanh mép)
- Tên khoa học là Trimeresurus Albolabris
- Đây là loài rắn cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, đầu có hình tam giác, đồng tử dọc
- Kích thước trung bình, con cái lớn hơn con đực. Chiều dài thân con đực khoảng 600 mm, con cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm
- Sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam, hiện nay Cần Thơ cũng có nhưng rất ít
- Mỗi lứa đẻ gồm từ 7 đến 16 rắn con có đặc điểm giống hệt rắn trưởng thành, dài 12 – 18cm
- Con rắn này gây ra nhiều vết thương nguy hiểm do nọc độc của chúng mang độc hoại tử và độc chống đông máu/đông máu rải rác
3. Rắn lục đầu bạc
- Theo Wikipedia, rắn lục đầu bạc tên khoa học là Azemiops Feae và được xem là một trong các loài rắn độc nguyên thủy nhất
- Loài này có kích cỡ trung bình, thân dài khoảng từ 80cm tới 1m, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ
- Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu trắng phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Số lượng của loài này ngoài tự nhiên còn rất ít
4. Rắn lục Von Gen
- Tên khoa học là Viridovipera Vogeli
- Đỉnh đầu và thân của loài này có màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn.
- Con rắn này cực kỳ khôn ngoan trong việc lẩn trốn và săn mồi. Cùng với nọc độc cực mạnh của nó thì chỉ một cú ngoạm sẽ khiến con mồi chết ngay tức khắc
- Giới khoa học hiện chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền nam. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m. Loài rắn này sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng
5. Rắn lục Trùng Khánh
- Tên khoa học của con rắn là Protobothrops Trungkhanhensis
- Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng 70 cm, khá nhỏ so với những loài thuộc chi Protobothrops
- Chúng sống ở độ cao 500 – 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới
- Đây là loài đến nay giới khoa học mới phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam
Các loài rắn hổ mang phổ biến ở Việt Nam
Rắn hổ mang là loài rắn thuộc vào họ Hổ, và có tên khoa học thường gọi là Naja Atra. Các loại rắn hổ mang ở Việt Nam có loài có độc và có loài thì không có độc. Rắn hổ mang thường ẩn trong hang ở đồng ruộng, làng mạc, vườn tược, bờ đê, gò đống, dưới gốc cây trong bụi tre. Sau đây là các loài rắn thường gặp họ hổ mang ở Việt Nam vô cùng phổ biến mà bạn nên biết:
1. Rắn hổ mang đất
- Tên khoa học là Naja Kaouthia
- Loài rắn này còn có tên gọi là rắn hổ mắt kính vì cấu tạo ngoại hình của nó
- Chúng có độc tố khá mạnh và cũng khá lợi hại trong việc săn mồi. Chỉ một lượng nhỏ nọc độc của loài rắn này cũng có thể khiến con mồi chết bất đắc kỳ tử
2. Rắn hổ mang chúa
- Tên khoa học là Ophiophagus hannah
- Đầu và mang thường có màu đen xám nổi bật, còn phần bụng dưới thì lại có màu trắng vàng đặc trưng. Đôi mắt nhô ra và có vảy lớn ở phía trên đầu
- Khả năng di chuyển và săn mồi của chúng là tốt nhất trong các loài rắn hổ mang
- Mặc dù không chủ động tấn công con người nhưng vẫn được đánh giá là loài rắn vô cùng nguy hiểm và đáng sợ. Không chỉ có khả năng phóng nọc độc, loài rắn này còn có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Nọc độc của rắn hổ mang có độc tố tác động làm tê liệt hệ thần kinh, khiến người bị cắn rơi vào hôn mê thậm chí là thiệt mạng
- Chúng thường sinh sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới sâu, hoang dã, ẩm thấp, tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp ghi nhận phát hiện rắn hổ mang chúa trong vườn nhà
3. Rắn cạp nong
- Thường được gọi là rắn mai gầm
- Có kích thước khá lớn so với rắn hổ mang thường
- Chiều dài có thể lên tới trên 1 mét
- Màu sắc đặc trưng bởi sự đan xen của các dải màu đen và vàng, một số rắn có màu đen trắng
- Nọc độc của nó chủ yếu chứa độc tố thần kinh, làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nơron thần kinh trong cơ thể con người và động vật khác. Chính vì vậy, cơ thể người thường xuất hiện cảm giác co rút, tê cứng và liệt sau khi bị cắn
4. Rắn hổ mang cạp nia
- Kích thước cơ thể của con rắn này trung bình dài khoảng 1m
- Có các khoang màu chia đều trên thân, màu chủ đạo là trắng và đen
- Thường sinh sống tại các đồng cỏ và bờ ruộng
- Khi bị cắn, tỉ lệ tử vong của bạn có thể lên đến 80% nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời
5. Rắn biển
- Rắn biển có tên khoa học là Hydrophiinae
- Là nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển
- Chúng có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn
- Khác với cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở
- Nọc độc của các loài rắn biển thường chứa mức độ độc tố cao. Tại Việt Nam, con rắn này còn có nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển,… Chúng có mặt tại nhiều vùng biển khác nhau
6. Rắn lá khô đốm
- Đầu của loài rắn này có màu đen hay nâu nhạt, thân có màu cam đậm hoặc nâu đỏ nhạt
- Kích thước khoảng 47cm
- Hoa văn trên thân có thể gồm những chấm tròn lớn riêng rẽ, không đều và cách xa nhau ở bên hông, trên sống lưng có hoặc không có hoa văn hình xoắn màu đen, có sọc đen trên lưng. Có một khoanh màu đen ở phần thân và chóp đuôi. Phía dưới đuôi có các khoảng màu đen và trắng không cân xứng
- Thức ăn chính của chúng là những loài rắn nhỏ, thằn lằn,…
- Chúng có nọc độc và nguy hiểm
- Thông thường loài rắn ăn đêm này được tìm thấy dưới các đống đổ nát, đống củi khúc và các nơi tương tự trong rùng rậm có độ cao lên tới 1.000m
Các loài rắn không có độc phổ biến tại Việt Nam
1. Rắn hổ trâu
- Hay còn được gọi là rắn hổ hèo
- Chiều dài của con rắn hổ hèo này trung bình từ 1,5m đến 1,95m
- Được nuôi với mục đích phát triển kinh tế, chúng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Nam Á và Đông Nam Á
- Loài rắn này hoạt động cả ngày lẫn đêm, thức ăn của chúng thường là, cóc, rắn,..
2. Rắn ri cá
- Loài rắn này có kích thước khá lớn
- Đầu to và rộng, hình trụ, có vảy gồ
- Rắn có thân hình màu đỏ và có nhiều vạch ngang màu vàng nhạt
- Rắn ri cá là loài ăn đêm, khá hiền lành, sống chủ yếu ở ao bèo, không có độc và không gây hại cho con người
3. Rắn ri voi
- Đây là loài rắn hiền lành và được nuôi chủ yếu để lấy thịt bởi chất thịt dày, chắc và thơm của nó
- Kích thước cơ thể lớn, cân nặng có thể tới 7 – 8 kg
- Rắn ri voi không có độc và có thể tuổi thọ trung bình là 10 năm
4. Rắn ráo
- Rắn ráo là một trong những loài rắn thường gặp ở vùng Đông Nam Á
- Cơ thể thon dài, đôi mắt to với
- Phần bụng có màu vàng, sáng hơn phần thân trên
- Chúng được tìm thấy ở các bờ ruộng rẫy, bụi cỏ ven đường, vách đá, ven rừng
- Loài rắn này có thể sống được đến 15 năm
5. Rắn nước
- Rắn nước chiếm khoảng 2/3 trong tổng số các loài rắn được tìm thấy.
- Kích thước cơ thể trung bình dài từ 60 – 150cm, cân nặng từ 90 – 900g
- Đa số các loài rắn nước đều rất hiền và không tấn công con người
- Tuổi thọ trung bình từ 6 đến 8 năm và được sử dụng làm thực phẩm hoặc nuôi kiểng
Khi bắt gặp loài động vật bò sát này ở trong nhà, trong vườn, ngoài ruộng, đồng cỏ,… việc đầu tiên cần làm là bình tĩnh và nhẹ nhàng rời khỏi để tránh kích động đến chúng. Đa phần các loài rắn thường gặp này không tấn công con người, chỉ khi cảm thấy có mối đe dọa tiềm ẩn chúng mới sử dụng nọc độc như vũ khí để bảo vệ bản thân.
Liên hệ ngay với công ty kiểm soát côn trùng GFC để được tư vấn chi tiết hơn.