Sự phát triển của ong chúa rất quan trọng đối với chất lượng đàn ong cũng như khả năng cho mật của đàn ong. Việc hiểu rõ hơn về ong chúa sẽ giúp người nuôi ong có những kỹ thuật đúng đắn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc đàn ong. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc.

Ong chúa – Những điều thú vị xung quanh ong chúa

Vòng đời của ong chúa

Sự phát triển từ trứng đến lúc trưởng thành của ong chúa

  • Giai đoạn 03 ngày trứng
  • Giai đoạn ấu trùng 05 ngày trứng. Ấu trùng ong chúa được ăn “sữa ong chúa” với lượng dư thừa trong suốt giai đoạn này
  • Thời gian trong lỗ tổ vít nắp 8 ngày.
  • Tổng cộng 16 ngày

Vòng đời của ong chúa sẽ bắt đầu từ trứng, sau đấy là giai đoạn ấu trùng, hóa nhộng và cuối cùng trở thành ong chúa trưởng thành. Sau 3 ngày trứng nở thành ấu trùng và được ong thợ mớm cho ăn trực tiếp mỗi ngày hơn 1.000 lần, cho đến khi ấu trùng thành nhộng thì không được ăn nữa và ong thợ đóng nắp lỗ tổ lại. Kết thúc thời kỳ nhộng, nhộng ong cắn nắp lỗ tổ chui ra ngoài và phát triển thành ong chúa trưởng thành.

Sự phát triển và phối giống của chúa tơ và ong đực

  • Từ 1 – 2 ngày sau khi nở chúa tơ được cho ăn và rèn luyện hệ cơ bằng cách rung lung, lắc cánh đuổi ong chúa chạy.
  • Từ 03 – 05 ngày ong chúa tập bay định hướng, mỗi lần từ 03 – 05 phút, bay vào lúc 13 – 17h, khi trời nắng đẹp, lặng giói.
  • Từ 5 – 8 ngày sau khi nở ong chúa bay đi giao phối với ong đực. Số lần bay 1 – 3 lần lần. Mỗi lần vào khoảng 20 – 25 phút vào lúc 1 – 5 giờ chiều, nhiều nhất là 3 giờ chiều, khi lặng giói, ấm áp.
  • Lần cuối cùng bay về tổ ong chúa mang theo dấu hiệu giao phối. Ong chúa giao phối với khoảng 15 – 30 ong đực. Tinh trùng được dữ trữ trong túi tinh và được dung dần cho đến khi ong chúa chết. Sau này ong chúa không bay đi giao phối thêm lần nào nữa.
  • Từ 18 – 12 ngày sau khi nở ong chúa bắt đầu đẻ trứng. Nếu trời mưa mù ong chúa đẻ trứng chậm hơn vì không bay giao phối được.
  • Ong chúa mới đẻ, trứng còn ít và chưa theo quy luật. Sau khoảng 10 ngày sức khỏe đẻ trứng tăng và ổn định, ong chúa đẻ theo hình elip ngược kim đồng hồ.Trứng của ong chúa đẻ ngay ngắn chính giữa lỗ tổ.

Vòng đời của ong chúa

Đặc điểm nổi bật của ong chúa

  • Cơ thể ong chúa lớn có cánh ngắn và bụng thon dài cân đối bên trong chứa 2 buồng trứng phát triển. Phần lưng, ngực rộng và toàn thân ong chúa có màu vàng đen hoặc nâu đen.
  • Ong chúa là một con ong cái đã phát triển hoàn chỉnh, là “người mẹ” lớn nhất và quyền lực nhất trong tổ ong, nó  có nhiệm vụ đẻ trứng để duy trì nòi giống.
  • Ong chúa tiết ra chất Pheromone – đây là chất có khả năng làm những con cái khác trở nên “vô sinh” để duy trì quyền lực của mình.
  • Mỗi đàn ong (tổ ong) chỉ có 1 ong chúa. Nếu tổ ong có từ 2 ong chúa trở nên thì đàn ong sẽ sớm tách ra. Hoặc ong chúa mới được sinh ra để thay thế cho ong chúa cũ đã già yếu.
  • Một con ong chúa thực sự được coi là chúa khi nó đẻ ra các cấp ong con và cai trị cả đàn ong. Khi chưa đẻ trứng thì ong chúa vẫn được xem là một con ong cái bình thường.
  • Ong chúa nở ra như những trứng khác, nhưng ấu trùng của ong chúa sẽ được nuôi đặc biệt từ tuyến nước bọt bởi những con ong thợ (sữa ong chúa), sữa ong chúa này được chuẩn bị dành riêng cho ong chúa
  • Ong chúa mới nở sẽ bắt đầu cuộc sống của mình bằng việc đấu tranh với những con ong chúa mới nở khác, chúng sẽ tiêu diệt các đối thủ khác để tranh giành quyền lực dù cho trứng chưa nở.

Tuổi thọ trung bình của ong chúa

  • Ong chúa nở 1-2 ngày, ong thợ huấn luyện hệ cơ bằng cách rung lưng, lắc cánh, đuổi ong chúa chạy nhiều lần.
  • 3-5 ngày ong chúa tập định hướng cửa tổ, mỗi lần bay 3-5 lần vào buổi chiều lúc trời nắng đẹp lặng gió
  • 5-8 ngày ong chúa bay đi giao phối với ong đực.

Ong chúa là mẹ của cả tổ ong, nó được ong thợ chăm sóc rất kỹ lưỡng và được ăn những thức ăn bổ dưỡng nhất dù cho đàn ong đang khan hiếm thức ăn. Vì thế mà tuổi thọ ong chúa khá dài, trung bình là 3 năm có khi lên đến 5 – 6 năm. Tuy nhiên, lúc ong chúa sung sức nhất là trong 1 – 2 năm đầu. Ong chúa càng già thì trứng đẻ ra có khả năng không thụ tinh rất lớn. Khi chất Pheromone tiết ra càng ít thì lúc ấy ong thợ sẽ xây mũ chúa và cấp tạo chúa mới.
Ong chúa

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về ong chúa

Ong chúa đẻ được bao nhiêu trứng trong một ngày một đêm?

  • Trong tổ ong sẽ có từ 6 – 7 cầu, trong trường hợp đầy đủ thức ăn, ong chúa có thể đẻ từ 700 – 900 trứng/một ngày đêm
  • Nếu ở trong đàn ong chỉ có từ 2 – 3 cầu, và thức ăn không đầy đủ, thì ong chúa chỉ đẻ từ 300 – 400 trứng/ một ngày đêm
  • Ong chúa là thành phần phát triển nhanh nhất và sống lâu nhất trong tổ ong, ong chúa sống tới 3 – 4 năm.
  • Nên dù ong chúa sống được 3 – 4 năm những những người nuôi ong thường thay ong chúa định kỳ từ 6 – 12 tháng một lần, để có ong chúa đẻ khỏe và cho năng suất cao nhất.

Mũ ong chúa sẽ xuất hiện khi nào?

  • Khi ong chia đàn tự nhiên
  • Khi đàn ong thay ong chúa
  • Khi ong chúa chết đột ngột hoặc tổ ong mất ong chúa
  • Khi con người di trùng để tạo ong chúa nhân tạo

=> Ong chúa ra đời trong trường hợp thay ong chúa tự nhiên thường rất tốt, vì tổ ong chủ động và có thời gian bồi dưỡng. Còn trường hợp Ong chúa được tạo trong trường hợp khẩn cấp, không có sự chuẩn bị, gọi là ong chúa cấp tạo chính vì khẩn cấp nên ong chúa cấp tạo đa phần đều không tốt bằng những trường hợp khác.
Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về một con ong chúa trong đàn ong. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức cần thiết hỗ trợ việc nuôi ong một cách hiệu quả hơn.
XEM THÊM: Loài ong – Những điều thú vị về loài ong bạn chưa biết