Có thể bạn sẽ cảm thấy rất phiền khi có gián trong nhà hay văn phòng công ty bạn. Chúng làm ta liên tưởng đến sự bẩn thỉu và nổi tiếng là vật mang nhiều loại bệnh truyền nhiễm như bệnh do vi khuẩn salmonella, kiết lỵ, viêm dạ dày ruột và bệnh thương hàn. Phân của chúng còn có liên quan đến việc gây ra bệnh chàm bội nhiễm và hen suyễn. Ngoài các rủi ro về sức khỏe, gián còn tạo ra mùi rất khó chịu làm bẩn thức ăn và các đồ vật mà chúng tiếp xúc. Chúng là loài côn trùng có khả năng sinh tồn tốt và sinh sản nhanh. Phản ứng nhanh với dấu hiệu đầu tiên bị gián xâm nhập để kiểm soát gián trong khu vực của bạn và ngăn chặn sự lây lan của loài dịch hại này sang láng giềng là hết sức quan trọng.

Những loài gián thường gặp nhất

Có trên 4.000 loài gián, trong đó chỉ có khoảng 40 loài được xem là côn trùng gây hại trong khi những loài khác có lợi cho môi trường tự nhiên.Tại Việt Nam, gián Đức và gián Mỹ là phổ biến. Khi có hiểu biết nhiều hơn về vòng đời và thói quen của gián, chúng ta sẽ nhận biết các phương pháp kiểm soát gián hiệu quả nhất.

1. Gián Đức (Blatella germanica)

  • Hình dáng: Con trưởng thành dài 10 – 15 mm. Đầu có hai sọc dọc màu sậm. Con đực có màu nâu vàng nhạt có cơ thể hình lưỡi dài hơn. Con cái màu sậm hơn có bụng hình trái mận.
  • Vòng đời: Con cái đẻ 4 – 9 bọc trứng, mỗi bọc trứng chứa 37 – 44 trứng. Gián non mất 30 – 60 ngày để phát triển thành con trưởng thành. Vòng đời của con trưởng thành hơn 100 ngày.
  • Thói quen: Chúng là loài dịch hại chính ở các nhà hàng, khách sạn, và căn hộ. Thích các khu vực tối và yên tĩnh để trú ngụ như dưới tủ ly/ chén, sau lưng tủ lạnh.

Gián đức

2. Gián Mỹ (Periplaneta americana)

  • Hình dáng: Con trưởng thành dài 35 – 40 mm, một trong những loài gián gây hại lớn nhất. Màu đỏ sáng chói đến màu nâu sô-cô-la.
  • Vòng đời: Con cái đẻ 10 – 90 bọc trứng, mỗi bọc trứng chứa 14 – 28 trứng. Gián non mất 150 ngày để phát triển thành con trưởng thành. Vòng đời của con trưởng thành từ 100 ngày đến 3 năm.
  • Thói quen: Thích môi trường ấm áp và ẩm ướt như cống rãnh, ống dẫn nước thải.
    Cách kiểm soát Gián

Gián Mỹ

3. Gián sọc nâu (Supella longipalpa)

  • Hình dáng: Con trưởng thành dài 10 – 14 mm, một trong những loài gián gây hại nhỏ nhất. Sọc nâu vàng ngang bụng.
  • Vòng đời: Con cái đẻ đến 13 bọc trứng, mỗi bọc trứng chứa 16 trứng. Gián non mất 55 ngày để phát triển thành con trưởng thành. Điều kiện nhiệt độ lý tưởng (30oC), con trưởng thành sống 90-115 ngày.
  • Thói quen: Thích môi trường ấm áp và ẩm ướt như cống rãnh, ống dẫn nước thải.

Gián sốc nâu

Những dấu hiệu nhận biết gián “xâm nhập”

Gián hoạt động mạnh nhất vào ban đêm, thích trú ẩn trong các khe nứt và kẽ hở vào ban ngày. Chúng bị thu hút bởi thức ăn có sẵn trong khu vực của bạn và sẽ ăn bất kỳ thứ gì từ vụn thức ăn đến phân động vật.

Nếu bạn nghi ngờ bị gián xâm nhập, điều quan trọng là hành động ngay lập tức để bảo đảm có giải pháp nhanh cho vấn đề và giảm thiểu rủi ro sức khỏe liên quan đến loài côn trùng này.

  • Phân gián – phân dạng hạt màu đen có thể tìm thấy trong tủ và dọc theo các bức tường hay đường đi mà chúng đi qua.
  • Vết sờn – ở chỗ có nhiều nước, các vết sờn màu nâu và hình không đều sẽ xuất hiện trên các bề mặt nằm ngang và các vết nối trên sàn và tường.
  • Xác lột – các xác lột màu nâu nhạt gần nơi chúng sinh sản vì gián chưa trưởng thành lột xác khoảng 5-8 lần để phát triển thành gián trưởng thành.
  • Bọc trứng – các bọc trứng nhỏ màu nâu sậm, hình oval. Thiệt hại – hãy tìm các dấu hiệu thiệt hại trên bao bì thực phẩm và thực phẩm hữu cơ gồm cả đồ da và sách vở.
  • Mùi hôi – mùi hôi điển hình khi gián xuất hiện với số lượng lớn.
  • Gián sống – thường thấy trong nhà tắm và nhà bếp.

Cách phòng ngừa gián tại nhà

Khu vực của bạn có thể là một nơi sinh sản lý tưởng cho một số loài gián. Nó có thể xâm nhập vào của bạn thông qua nhiều đường như vết nứt, kẽ hở, lỗ thông hơi, cống rãnh và ống thoát nước. Cách hữu hiệu nhất để loại bỏ sự xâm nhập của gián là không cho chúng tiếp cận dễ dàng đến thức ăn, nước, nơi trú ngụ, đây là các yếu tố chính thu hút chúng vào nhà hay doanh nghiệp của bạn.

Đây là các bước thực tiễn mà bạn có thể tiến hành nhằm giảm rủi ro bị gián xâm nhập.

  • Loại bỏ nguồn thức ăn – dự trữ thức ăn khô trong hộp kín hơi hay túi nilon kín và không để thức ăn ở ngoài.
  • Dọn sạch tất cả thức ăn và chất dư thừa, đổ ra ngoài
  • Dọn dẹp rác thực phẩm ở các khu vực chuẩn bị thức ăn, dưới bồn rửa chén/bát và các thiết bị khác. Dọn sạch rác hàng ngày và để tất cả rác thải trong thùng rác có nắp.
  • Dọn dẹp – loại bỏ tất cả các chồng báo và tạp chí cũ, thùng carton không sử dụng và tất cả các sách báo khác ra khỏi sàn nhà hay dưới gầm tủ vì đây có thể là nơi trú ẩn của gián.
  • Bít các lối vào – bít kín các khu vực như khe hở quanh cửa đi, hệ thống đường ống và khe nứt để giảm thiểu nơi trú ngụ và đường xâm nhập của gián vào khu vực của bạn.
  • Kiểm tra thường xuyên bởi các chuyên gia kiểm soát côn trùng dịch hại.

Sau khi tham khảo những thông tin trên có thể bạn muốn biết Loài gián – Những tác hại của loài gián để có được những kiến thức cần thiết nhằm tiêu diệt và phòng chống gián xâm nhập một cách hiệu quả