Bạn muốn tìm hiểu thông về kiến sợ gì? Vì bạn muốn tìm kiếm một giải pháp giúp xua đuổi kiến? Bởi sự “ghé thăm” của bầy kiến trong nhà gây ra rất nhiều phiền toái. Các biện pháp diệt kiến thường không mang lại kết quả lâu dài. Vậy bạn có biết kiến sợ gì nhất không? Việc biết về những yếu điểm sau đây của kiến sẽ giúp bạn biết cách ngăn chặn chúng xâm nhập vào cuộc sống thường ngày của mình một cách dễ dàng hơn.
Kiến sợ gì nhất? 7 thứ khiến kiến phải tránh xa!
Kiến sợ gì nhất? Một số giải pháp khiến kiến tránh xa
Không cần sử dụng những loại thuốc xịt côn trùng thông thường, thứ mà luôn để lại mùi hoá chất nồng nặc sau khi sử dụng khiến nhiều người khó chịu. Vậy kiến sợ gì nhất? 7 thứ sau đây chính là những thứ khiến bầy kiến không còn dám xâm nhập vào nhà bạn nữa mà lại vô cùng an toàn cho bạn và gia đình khi sử dụng.
1. Chanh
Chanh là một nguyên liệu mà chúng ta thường xuyên sử dụng trong cuộc sống. Tuy quen thuộc là vậy nhưng ít ai biết rằng, mùi của chanh là một trong những thứ khiến kiến rất sợ. Những gì bạn cần làm chỉ là nhỏ một ít nước cốt chanh vào đường đi của kiến, mùi chanh sẽ khiến cho cả bầy kiến sợ hãi và bỏ đi ngay.

Mùi hương của chanh tươi có tác dụng xua đuổi kiến rất hiệu quả
2. Vỏ cam
Sau khi xay vỏ cam và cho vào một ít nước, bạn rưới dung dịch này lên đường đi của kiến. Mùi vỏ cam cũng là mùi làm loài kiến vô cùng sợ hãi, ngửi thấy mùi, chúng sẽ không dám quay lại nhà của bạn nữa. Đây cũng là mẹo đuổi kiến trong nhà vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng
3. Giấm
Kiến sợ gì? Giấm chính là câu trả lời cho câu hỏi này bởi loài kiến cũng rất sợ mùi giấm. Bạn pha giấm vào cùng một ít nước rồi xịt trực tiếp lên đường đi của kiến sẽ giúp dẹp sạch bầy kiến đang quấy rầy bạn.
4. Tiêu
Bạn chỉ việc rắc một ít bột tiêu vào đường đi của chúng, một lúc sau, kiến sẽ di tản hết vì mùi bột tiêu quá đáng sợ đối với chúng.
5. Muối
Nguyên liệu quen thuộc từ nhà bếp này cũng là kẻ thù của loài kiến. Tương tự như bột tiêu, bạn chỉ cần rắc muối lên đường đi của kiến là sẽ thấy kết quả ngay.

Một trong những cách diệt kiến
6. Nước
Kiến chỉ sống được trên cạn nên khi đụng nước, chúng sẽ rút lui ngay để bảo toàn mạng sống. Như vậy là bạn đã có thể khử kiến một cách dễ dàng rồi.
7. Phấn
Thành phần chính của phấn là canxi cacbonat, cũng là một chất có tác dụng xua đuổi kiến vô cùng hiệu quả.

Phấn viết bảng có tác dụng diệt kiến
XEM THÊM: Những cách đuổi kiến trong nhà hiệu quả nhất
Một số lưu ý bên lề
7 thứ liệt kê trên chính là lời giải cho câu hỏi kiến sợ gì nhất của nhiều người. Bên cạnh việc áp dụng những thứ trên để diệt kiến, bạn vẫn cần chú ý những điều sau đây để phòng và diệt kiến hiệu quả hơn.
- Luôn giữ khu vực nhà bạn sạch sẽ, đặc biệt, hạn chế đánh rơi những thức ăn thừa chứa nhiều chất ngọt là loại thực phẩm yêu thích của kiến. Với những thức ăn thừa bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh để tránh kiến tìm tới.
- Rác là nơi kiến rất thích trú ngụ vì ở đây còn xót lại lượng thức ăn mà chúng có thể khai thác được. Vì vậy, bạn cần thường xuyên dọn rác sạch sẽ, vứt rác đúng nơi quy định để tránh kiến xuất hiện trong nhà bạn.
- Những kẽ nứt trong nhà chính là vị trí hoàn hảo để kiến làm tổ, vì vậy hãy lấp chúng để kiến không có cơ hội tiếp cận nhà bạn.
- Lấy nước sôi đổ vào tổ kiến hoặc sử dụng baking soda để nhử kiến cũng là cách khá hay để diệt kiến. Khi kiến ăn baking soda vào, bụng căng phình lên và sẽ chết. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt bẫy để diệt kiến mà không cần dùng đến hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Tập tính của loài kiến
Tuy có kích thước bé nhỏ những kiến lại được xem là một loài côn trùng đáng gờm nhờ vào lối sống có tổ chức. Cách vận hành trong “xã hội loài kiến” được phân chia vô cùng rõ ràng và đề cao tính tập thể. Chúng thường sống theo bầy đàn với sự phân chia tầng lớp cụ thể bao gồm 4 thành phần chính là: kiến chúa, kiến thợ, kiến đực và kiến lính.
Mỗi tổ kiến trung bình có khoảng 100.000 con nhưng chỉ có duy nhất một mẹ (còn gọi là kiến chúa, có thể sống dai tới 30 năm). Thành phần đông nhất trong một tổ kiến là kiến thợ (chỉ sống từ 1-2 năm), chúng được ví như những lao động chăm chỉ, miệt mài nhất trái đất. Công việc của kiến thợ là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, xây dựng hang, kiếm thức ăn và canh gác… Khác với suy nghĩ của nhiều người, tất cả những con kiến thợ thì đều là giống cái, mặc dù vậy, cơ quan sinh sản của chúng không phát triển đầy đủ nên không bao giờ có thể trở thành kiến chúa.
Nhìn chung, loài kiến có kích thước bé nhỏ, có loài kích thước lên đến 2.5 cm, nhưng cũng có loài nhỏ chỉ khoảng 0.1 cm. Thế mà những con kiến có thể mang vác thức ăn với trọng lượng nặng hơn chúng gấp 10 lần, thậm chí là gấp 30-40 lần. Lý giải là vì khi một con kiến đánh hơi thấy thức ăn, nó sẽ quay lại tổ thông báo, trên suốt đoạn đường quay về tổ, chúng tiết ra cái gọi là kích thích tố (pheromone) để đánh dấu cũng như chỉ dẫn cho những con kiến khác lần theo, tìm thấy thức ăn và khuân vác về tổ. Với những miếng mồi to và nặng, chúng sẽ dùng sức mạnh tập thể để phối hợp, cùng nhau mang mồi về. Như thế, việc kiếm mồi và vận chuyển mồi trở nên dễ dàng hơn bội phần khi mà cả ngàn con cùng chung sức.
XEM THÊM: Cách để đuổi kiến

Khử Trùng Xanh - TẬP ĐOÀN GFC
Khử Trùng Xanh GFC GROUP là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực diệt côn trùng - diệt mối - diệt kiến - diệt chuột - diệt muỗi - diệt ruồi - diệt gián Đức - diệt mối sinh học . Thông tin liên hệ:TP.HCM : L18-11-13, tầng 18, tòa nhà Vincom Center Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Hà Nội : Tầng 12, Toà nhà Licogi 13 Tower, 164 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Đà Nẵng : 232 đường 2/9 , Phường Hòa Cường Bắc , Quận Hải Châu , TP.Đà Nẵng
Hotline: 1900 3046 - 028 4455 3046
Email: KhuTrungXanh@gmail.com - info@KhuTrungXanh.com
Website: KhuTrungXanh.com