Những điều thú vị về loài ong – một loài côn trùng có tổ chức xã hội cao, nổi tiếng với “đức tính” cần cù, chăm chỉ chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ. Tập tính, nơi trú ẩn, đặc biệt là sản phẩm chất lượng mà ong cung cấp – mật ong và những sự thật không phải ai cũng biết đều sẽ được đề cập đến trong bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến cho bạn những kiến thức rõ nét nhất về ong.
Thông tin tổng quát về loài ong
Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội rất cao bên cạnh kiến và mối. Ong có tập tính sống theo bày đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non… và đều có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài rất đa dạng, có một số loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,…
Ong chúa có tuổi thọ khoảng 5 năm và có nhiệm vụ lấp đầy tổ với trứng. Đảm nhận công việc bận rộn nhất trong những tháng hè – đây là lúc tổ ong cần đến sức mạnh tối đa, số trứng ong chúa đẻ mỗi ngày có thể lên tới 2500 quả. Ong chúa có thể kiểm soát giới tính của trứng ong. Nếu ong chúa sử dụng ấu trùng được tích trữ để thụ tinh thì ấu trùng nở ra sẽ là cái. Nếu trứng không được thụ tinh, ấu trùng nở ra là đực. Nói cách khác, ong cái được thừa hưởng gen từ mẹ và bố, trong khi ong đực chỉ thừa hưởng gen từ mẹ.
1. Vòng đời của loài ong
Vòng đời của loài ong khá giống với những loài côn trùng khác, đều trải qua 4 giai đoạn bao gồm trứng, ấu trùng, nhộng, con trưởng thành.
1.1. Giai đoạn trứng
- Ong chúa dự trữ tinh trùng, chúng chỉ giao phối 1 – 2 lần trong cuộc đời sau đó dự trữ và thực hiện nhiệm vụ sinh sản trong suốt vòng đời của mình.
- Ong chúa sẽ thực hiện nhiệm vụ đẻ trứng để gây dựng vương quốc cho mình.
1.2. Giai đoạn ấu trùng
- Sau 3 ngày trứng sẽ được nở thành ấu trùng, ấu trùng của ong có hình dáng như một con giòi màu trắng đục, không chân, không mắt, không râu, và không cánh, không ngòi.
- Ấu trùng có phần miệng đơn giản, đủ để có thể tóm gọn lượng thức ăn được ong thợ đặt ngay miệng.
- Ở giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ trải qua 5 lần lột xác để phát triển. Ấu trùng ở giai đoạn tiền nhộng có vẻ ngoài rất giống với ong trưởng thành, chỉ khác ở điểm chúng khoác lên mình một lớp vỏ bọc.
1.3. Giai đoạn nhộng
- Chỉ trong 3 – 5 ngày ở giai đoạn ấu trùng, chúng sẽ tiến hóa thành nhộng.
- Trong thời gian này các con ong thợ sẽ làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi các con nhộng bằng cách cung cấp sữa chúa cho con con.
1.4. Giai đoạn con trưởng thành
- Chỉ sau khoảng 1 – 2 ngày các con nhộng sẽ lột xác và trở thành con ong trưởng thành.
- Chúng bắt đầu phân thành những chức vụ khác nhau trong vương quốc của chúng như ong thợ, ong đực… để tiếp tục hoạt động, xây dựng.
2. Tuổi thọ của loài ong
Tuổi thọ của ong tùy thuộc rất nhiều vào môi trường sống của ong. Bênh cạnh đó tùy vào từng chức năng riêng mà ong sẽ có tuổi thọ khác nhau:
- Ong chúa: Là loài sống lâu nhất trong đàn ong, tuổi thọ của chúng đạt khoảng 1 – 3 năm.
- Ong đực: Là loài có tuổi thọ ngắn nhất, thông thường chúng sẽ chết sau khi giao phối. Tuổi thọ ngắn nhất của ong đực khoảng 14 ngày và dài nhất khoảng 43 ngày.
- Ong thợ: Do phải lao động nên tuổi thọ của chúng trong điều kiện môi trường lý tưởng đạt khoảng 6 tháng.
Một số điều thú vị xung quanh loài ong bạn đã biết?
Ong thường tập hợp thành đàn để phát triển, một đàn ong có khoảng từ 25.000 đến 50.000 con, chúng sinh sống trong các tổ trên cây, kẻ đá, bụi rậm, hay thậm chí là trong tổ cải tiến do con người tạo ra. Một đàn ong được phân chia nhiều chức vụ khác nhau để cùng nhau phối hợp làm nhiệm vụ xây dựng và phát triển tổ.
1. Ong “hưởng thụ”
Một đàn ong cơ bản gồm ba loại: ong chúa, ong thợ và ong đực. Trong đó, ong mật đực còn được biết đến với tên gọi là “ong hưởng thụ”, nhiệm vụ của chúng chỉ đơn giản là giao phối với ong chúa. Công việc này nghe có vẻ thích thú và êm ái, tuy nhiên các chú ong “hưởng thụ” này sẽ là các chú ong đầu tiên phải rời đi nếu trong tổ thiếu thức ăn.
2. Hi sinh vì “tình yêu”
Thực ra, công việc của các chú ong “hưởng thụ” không hề sung sướng như tên gọi chút nào. Sau khi giao phối với ong chúa, ong đực sẽ chết. Trước khi giao phối, các chú ong đực mở rộng endophallus, hay “chỗ ấy” ở bên trong ong chúa và tiến hành thực hiện “công việc” ngọt ngào.
Sau đó, ong chúa xé bụng chú ong đực và kết liễu cuộc sống của ong đực tại đây. Đây được coi là phương pháp đảm bảo sự thành công của quá trình thụ tinh và ngăn chặn các đợt giao phối khác. Các chú ong đực lúc này sẽ phải lựa chọn, hoặc là sống mà không làm chuyện ấy, hoặc là hứng chịu cái chết rùng rợn.
3. “Vua” ong
Vua ong là tên gọi của ong chúa cho đến những năm cuối những năm 1660, khi nhà sinh học người Đức Jan Swammerdam tiến hành mổ xẻ một con “vua” ong và phát hiện ra buồng trứng của nó.
4. Ong nhỏ học cách kiếm mật
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đặc điểm bẩm sinh và mục đích tổn tại duy nhất của ong thợ là kiếm mật. Trên thực tế, ong nhỏ không nhận thức được nhiệm vụ của mình là kiếm mật cho đến khi được các con ong kỳ cựu khác trong đàn hướng dẫn.
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng ong nhỏ đã học kiếm mật bằng cách quan sát những con ong có kinh nghiệm trong đàn làm. Những con ong nhỏ sẽ xem bông hoa nào được ong lớn hơn đổ xô đến tìm mật và bắt chước theo. Chúng phải học thật nhanh vì những con ong lớn dễ bị kiệt sức hơn sau khi bay quá nhiều.
5. Ong ăn thịt đồng loại
Mặc dù nguồn thức ăn chính của chúng là phấn hoa và mật ong nhưng trong trường hợp thiếu thức ăn các con ong mật cũng có thể ăn thịt các con ong đực trong tổ, thậm chí là ăn cả ấu trùng.
6. Ong nào cũng có thể đốt người?
Thực tế, chỉ có ong thợ mới đốt và chỉ đốt khi chúng cảm thấy bị đe dọa. Tuy nhiên, cơ chế bảo vệ bản thân này khá vô nghĩa bởi sau khi đốt, chúng sẽ chết. Ong chúa cũng có vòi nhưng chúng thường không rời khỏi tổ để tự bảo vệ mình khỏi những nguy cơ mà sẽ được bảo vệ bởi ong thợ và ong đực. Ước tính rằng, bạn có khả năng tử vong nếu bị đốt bởi 1100 con ong.
7. Khả năng đặc biệt trong nhận diện mùi hương và khuôn mặt
Các giác quan của ong có thể phát triển một cách đáng kinh ngạc để hỗ trợ các thói quen hàng ngày. Đặc biệt, điều thú vị về loài ong mật là chúng có thể cảm nhận sự khác biệt giữa các hình ảnh trong vòng chưa đầy một giây và nhận ra mùi hương rất nhạy. Các con ong thường bị thu hút bởi một số loại mùi nhất định để tạo điều kiện thụ phấn.
Tuy nhiên, chức năng này cũng được dùng để nhận dạng và là tín hiệu gọi bạn tình. Mỗi tập thể ong có một mùi thơm độc đáo riêng mà con ong trong tổ sử dụng để xác định “bạn tình” và khi một con ong cái rời tổ để bắt đầu lứa sinh sản mới, kích thích tố (pheromones) sẽ thu hút các con ong đực hộ tống.
Theo các nhà sinh học Úc, ong mật có thể nhận biết và ghi nhớ khuôn mặt. Trong một nghiên cứu, họ đã cho loài ong này xem hình ảnh đen trắng chụp mặt người. Và kết quả đã cho thấy rằng, loài ong thông minh hơn chúng ta nghĩ khi chúng hoàn toàn có thể phân biệt các ảnh chụp.
8. Vài sự thật nhỏ kỳ thú khác về ong mật
Loài ong phổ biến thường thấy nhất có lẽ là ong mật, ngoài việc có những tập tính kiếm ăn, sinh sống, sinh sản của cả giống loài, ong mật còn có những điểm khác biệt như:
- Là loài côn trùng duy nhất sản xuất thực phẩm cho con người
- Ong mật vỗ cánh khoảng 200 lần/giây. Một con ong mật có thể bay quãng đường dài tới 10km với vận tốc 25km/giờ
- Ong mật giao tiếp với nhau bằng cách nhảy múa
Công dụng của mật ong không phải ai cũng biết
1. Mật ong chứa chất chống oxy hóa
Nghiên cứu cho thấy, mật ong là sản phẩm duy nhất có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống, bao gồm enzyme, vitamin, khoáng chất và nước. Mật ong cũng là thực phẩm duy nhất có chứa pinocembrin – chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng hoạt động của não.
2. Thực phẩm không có hạn sử dụng
Hầu hết các loại thức ăn đều có hạn sử dụng, chỉ riêng mật ong là có thể sử dụng vô thời hạn vì chúng không bao giờ bị hỏng. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các hũ mật ong trên 2000 tuổi, và mật ong ở trong các hũ này vẫn còn nguyên vẹn.
3. Mật ong nguyên chất dùng để chữa bệnh, chữa thương
Một điều thú vị về loài ong nữa đó là tính ứng dụng của chúng trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh đa xơ cứng. Một số bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng phải trải qua quy trình trị liệu nọc ong và hấp thụ một loại keo ong, mật ong nguyên chất và sữa ong chúa để đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả chữa trị vẫn chưa được chứng minh trong thử nghiệm lâm sàng
Tuy nhiên không ít bệnh nhân vẫn thực hiện phương pháp này trong nhiều năm và có nhiều dấu hiệu phục hồi. Ngày nay các nhà nghiên cứu thuộc các trường đại học đã phát hiện ra nhiều công dụng chữa bệnh đặc biệt từ mật ong nguyên chất. Ngoài ra, vì mật ong hút và hấp thu độ ẩm nên nó được dùng để đắp trực tiếp lên các vết thương và chữa lành chúng.
Một số loài ong phổ biến hiện nay
Những loài ong phổ biến hiện nay được chia làm hai nhóm chính là nhóm những loài ong có lông trơn và nhóm có lông xù:
Apidae (lông xù): gồm ong mật (honey bees), ong nghệ (bumble bees) và ong bầu. Ngòi nọc có ngạnh, sau khi cắm vào da vật bị đốt, ngòi nọc không rút ra được và ong bị chết, mỗi ong mật chỉ đốt 1 lần.
- Ong mật (honey bees): đầu lưng có lông xù, bụng trên có khoanh nâu, xen kẽ khoanh đen.
- Ong nghệ (bumble bees): đầu lưng có lông xù, vùng cổ và lưng trên có màu vàng nghệ, cánh cũng có màu vàng nghệ
- Ong bầu: to tròn, có lông, bay chậm và phát ra tiếng ồn ầm ĩ
Vespidae (lông trơn): gồm ong vò vẽ, ong đất, ong vàng. Ngòi nọc trơn không ngạnh, có thể đốt nhiều lần.
- Ong vò vẽ có tên khoa học là Vespa affinis, thân và bụng thon có khoang đen xen kẽ màu vàng. Đầu rộng bằng ngực, không nhẵn, có nhiều nốt rỗ lấm chấm nhỏ, lông tơ cứng, ngắn và thưa.
- Ong đất tên khoa học là Vespa nigrithorax, còn gọi là ong bắp cày, to hơn thân màu đen, chấm vàng, cuối bụng màu nâu, đầu và ngực có nhiều lông tơ màu nâu vàng. Râu màu nâu nhạt, nhẵn, không có lông. Thường làm tổ ở bụi cây, sát mặt đất trong đóng cây mục.
- Ong vàng: mình thon nhỏ, thân dài, vàng toàn thân, làm tổ trên cây hoặc dưới mái nhà tranh.
Bên cạnh những thông tin bổ ích của về loài ong của công ty diệt côn trùng chuyên nghiệp GFC, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu loại vật này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu một số những thông tin về một loài côn trùng cũng thú vị không kém tại website của GFC.