Nhện rất hiếm khi cắn người và chỉ có hai loại đó là Nhện độc Mỹ (con cái màu đen có đốm đỏ ở ngực) và nhện nâu ẩn dật được coi là nguy hiểm. Vết cắn của hầu hết các loại nhện thường không ảnh hưởng gì đến người mặc dù có một số loài khi cắn có thể gây đau và cần sự lưu ý nhỏ về chữa trị.

Nhiều người thường rất sợ nhện.Nhện có thể là một đối tượng gây phiền muộn trong nhà. Chúng thích những vùng ấm, tối và nhỏ như các vết nứt, góc cạnh, lỗ thông gió và mái hiên của ngôi nhà. Một số loài khác lại thích sống ở những nơi gần với cửa ra vào hơn, chúng giăng mạng trong kho, ngoài vườn hay nơi nào gần đèn chiếu sang bên ngoài nhà. Hầu hết các loại nhện gây khó chịu bởi mạng nhện mà chúng giăng lên.

Loài nhện - 1

Một số thông tin về loài nhện

Trên thế giới có hơn 35.000 loài nhện. Nhện tồn tại dưới nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau, tuy nhiên, rất dễ dàng để nhận ra bởi chúng có 8 cái chân. Nhện thường có ích do chúng ăn nhiều loài côn trùng trong đó có một số loài là dịch hại.

Một số loài nhện phổ biến mà có thể thấy trong ngôi nhà của bạn là:

  • Nhện nhà thông thường – loài nhện này thường sống bên trong nhà.
  • Nhện hầm rượu – thân rất dài, chân mỏng; thường lắc mình rất nhanh trên mạng nhện khi bị làm phiền.
  • Nhện sói – thân lớn, “có nhiều lông”, và thường bị nhầm với loài nhện đen lớn ở Nam Âu; chân có thể kép dài đến 3 inch.
  • Nhện túi – thường có màu vàng nhạt, xám hoặc xanh; là loài nhện sống trong nhà thường cắn người nhất.

Một số loài nhện phổ biến

Đa số Nhện thích sống bên ngoài, nhưng thường chúng có thể tình cờ gặp một vài loài nhện tìm cách vào trong nhà để tìm thức ăn và nơi trú ẩn. Tìm hiểu thêm về vòng đời và thói quen của loài động vật bò đáng sợ có 8 chân thường gặp ở Việt Nam này.

1. Nhện chân dài: (Phalangium opilio)

  • Hình dáng: Con trưởng thành – cơ thể dài 1/8″– 3/8″. Bề mặt trên của thân có hoa văn màu xám/nâu nhạt, bề mặt dưới thường có màu kem.
  • Vòng đời: Con cái đẻ trứng ở trong đất ẩm.Chỉ có một mẻ trứng một năm.
  • Thói quen: Chúng leo lên thân cây hay tìm thức ăn trên mặt đất.
  • Chúng ăn nhiều loài vật chân khớp thân mềm, như rệp cây, sâu bướm, ấu trùng bọ và sên nhỏ.

2. Nhện Tarantula (chi Aphonopelma)

  • Hình dáng: Chiều dài cơ thể của con trưởng thành trừ chân là 1-5”. Đa số nhện Tarantula có cơ thể và chân nhiều lông đen hay nâu nhưng một số loài có màu nổi bật.
  • Vòng đời: Mùa giao phối là vào mùa thu. Thời gian ấp con con mất 6-9 tuần, trong đó mỗi con cái đẻ 500-1000 trứng vào kén tơ. Con con rời khỏi hang sau 2-3 tuần.
  • Tuổi thọ từ 25-40 năm.
  • Thói quen: Tarantula thích sống ở trong đất khô, dễ rút nước vì chúng đào hang kết hợp với đan mạng nhện.

3. Nhện sói (Trochosa ruricola)

  • Hình dáng: “Con cái trưởng thành – 5/16”; con đực: 1/4”. Chúng thường có màu nâu đến xám”
  • Vòng đời: Nhện sói mẹ mang các túi trứng quanh mình dính với cơ quan nhả tơ dưới bụng.Khi nhện con nở, chúng leo lên lưng mẹ để sống trong vài tuần đầu tiên của cuộc đời.

Đây là một số loài nhện bạn có thể gặp quanh nhà. Bên cạnh đó có một số loài nhện rất độc mà bạn cần phải tránh xa, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Nhện – các loài nhện phổ biến hiện nay, để từ đó có thêm kiến thức để phòng tránh những loài nhện độc nhé.

Loài nhện - 2

Một số cách bạn có thể áp dụng tại nhà

1. Không bật đèn quanh nhà vào ban đêm

Thực ra đèn không hề thu hút loài nhện. Nhưng bạn mở đèn vào ban đêm sẽ thu hút những loài côn trùng khác, đây chính là nguồn thức ăn của nhện, chính vì điều này mà nhện sẽ xuất hiện quanh khu vực nhà bạn. Hãy chắc rằng bạn đã ngăn ánh sáng trong nhà chiếu qua cửa sổ

Bạn có thể cân nhắc dùng đèn Natri cao áp ánh sáng vàng bởi loại đèn này ít thu hút côn trùng hơn các loại đèn khác

2. Sử dụng máy hút bụi để hút nhện và mạng nhện

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để loại trừ nhện là hút các túi trứng nhện và mạng nhện khi bạn nhìn thấy chúng.

  • Phương pháp này có hiệu quả nhất khi bạn cố gắng loại trừ một vài con nhện. Tuy nhiên nếu nhà bạn có nhiều nhện thì có thể phương pháp này không có hiệu quả.
  • Bạn có thể dùng chổi quét sạch mạng nhện. Thay vì giết nhện, bạn nên đem chúng ra ngoài nếu có thể.
  • Lưu ý rằng phương pháp này không có hiệu quả loại trừ trứng nhện và mạng nhện, vì vậy có lẽ bạn cần kết hợp với phương pháp khác.

3. Sử dụng bình xịt tinh dầu bạc hà quanh nhà

Bạn có thể rót nước vào bình xịt và nhỏ thêm từ 10 – 20 giọt tinh dầu bạc hà sau đó xịt vào những khe nứt và ngóc ngách trong nhà

  • Người ta cho rằng nhện không chịu được mùi tinh dầu bạc hà cay và sẽ quay đầu bỏ đi khi ngửi thấy. Do đó phương pháp này có hiệu quả nhất khi xịt vào các đường mà nhện có thể xâm nhập vào nhà.
  • Thử dùng dầu khuynh diệp hoặc dầu cây trà nếu bạn không thích bạc hà cay. Chúng cũng có tác dụng như tinh dầu bạc hà cay và cũng dùng theo cách tương tự
  • Để tăng hiệu quả, bạn có thể thấm tinh dầu bạn hà cay không pha loãng vào bông gòn và nhét vào các khe nứt hoặc các chỗ khuất có thể là nơi ẩn nấp của nhện.