Gián gây hại như thế nào? Vì sao người ta lại sợ chúng đến vậy? Làm thế nào để có thể phòng chống loài gián Đức này tại nhà? Tất cả những thông tin bạn cần biết đều được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến các giá trị hữu ích cho bạn đọc.

Những tác hại khủng khiếp do gián Đức gây ra

Vì sao mọi người lại ghét gián Đức đến vậy?

  • Gián Đức có thể gây ra nhiều dạng của bệnh dạ dày – ruột như ngộ độc thực phẩm, lỵ, tiêu chảy và nhiều bệnh khác. Tổ chức vi sinh vật gây bệnh bám vào chân hoặc thân gián và nhiễm vào thức ăn khi gián bò lên. Trên cơ thể gián cũng có nhiều chất gây dị ứng, có thể gây ra phản ứng như mẩn đỏ da, mắt chảy nước, hắt hơi, ngạt mũi và bệnh hen suyễn.
  • Gián Đức có thể gây các phản ứng dị ứng của cơ thể do chúng để lại chất thải và lột xác xung quanh không gian trong nhà. Những biểu hiện dị ứng là mẩn đỏ trên da, cay mắt, hắt hơi, các bệnh đường mũi và hen suyễn trong một số trường hợp nghiêm trọng.
  • Ngoài ra, sự sinh sản mạnh mẽ của chúng gây phiền nhiễu đến đời sống và sinh hoạt của con người.
  • Để khắc chế sự sinh sôi của gián Đức, người dân phải sửa nguồn nước rò rỉ trong nhà, trét kín các lỗ nhỏ, vết nứt, khe hở dọc tường và chân tường. Xoong nồi, bát đĩa nên úp ngược để gián không đẻ trứng. Không để thức ăn trên mặt bàn, thu dọn rác thường xuyên, dùng thùng rác có nắp.
  • Có thể dùng các bả, mồi gián bán ở các cửa hàng thuốc thú y, trộn lẫn bả với thực phẩm mà gián ưa thích (bột bánh, dầu ăn, mỡ, đường…) và đặt gần tổ của chúng để giết gián. Hoặc dùng các chất đuổi gián tự nhiên như tinh dầu bạc hà, vỏ dưa leo, vỏ cam quýt, tỏi, dầu đinh hương…

Gián Đức - 3

Gián Đức gây hại đến cuộc sống con người thế nào?

  • Gián nhà là loại côn trùng có hại cho sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con người vì chúng có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu, hủy hoại và làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, đồng thời có thể gặm nhấm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, vải vóc, bìa gáy sách vở…
  • Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua.
  • Có lẽ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được cái mùi rất đặc trưng của loài gián sống gần gũi và làm phiền hà cho mình, một số người thường bị dị ứng với gián khi có sự tiếp xúc thường xuyên.
  • Chất bài tiết của gián Đức có mùi hôi khó chịu, có thể ảnh hưởng tới mùi vị thức ăn. Chúng cũng là vật chủ của nhiều loại vi khuẩn và virus, trong đó có khuẩn đường ruột Salmonella.
  • Gián Đức có thể gây ra nhiều dạng của bệnh dạ dày – ruột như ngộ độc thực phẩm, lỵ, tiêu chảy và nhiều bệnh khác. Tổ chức vi sinh vật gây bệnh bám vào chân hoặc thân gián và nhiễm vào thức ăn khi gián bò lên. Trên cơ thể gián cũng có nhiều chất gây dị ứng, có thể gây ra phản ứng như mẩn đỏ da, mắt chảy nước, hắt hơi, ngạt mũi và bệnh hen suyễn.

Ngăn chặn gián Đức thế nào?

Để ngăn chặn gián phát triển trong nhà, người dân cần lau sạch thức ăn rơi vãi trên sàn nhà, không để bát đĩa bẩn qua đêm, cất thức ăn như ngũ cốc, bánh kẹo, đường, bột mỳ và bánh mỳ trong hộp kín khí. Ngoài ra, rác thải cần đổ vào thùng chắc chắn có nắp đậy kín. Các khe nứt trên tường cũng cần được trám lại. Đặt mồi nhử bằng cách trộn thuốc diệt gián với thức ăn ưa thích của chúng cũng là một biện pháp hiệu quả để kiểm soát hoặc diệt trừ gián Đức.
 1. Triệt tiêu môi trường sống yêu thích, nguồn nước và nguồn thức ăn của chúng

  • Gián sống được phải có nước. Chúng có thể sống một tháng không cần ăn nhưng không thể sống một tuần mà thiếu nước. Tìm tất cả các nguồn nước rò rỉ trong nhà bạn và sửa chữa chúng. Khi mất nguồn cung cấp nước, gián sẽ dễ sa vào bẫy của bạn.

2. Giữ nhà cửa sạch sẽ:

  • Lau nhà thường xuyên bằng nước lau sàn. Địa điểm đầu tiên bạn cần chú ý chính là nhà bếp. Sau bữa ăn, rửa sạch bát đĩa và cất giấu thức ăn thừa cẩn thận. Đặc biệt chú ý lau dầu mỡ vương vãi trên bếp vì gián rất thích món này.
  • Giữ thức ăn trong hộp kín, không lưu trữ thức ăn quá hạn sử dụng. Không để trái cây trên mặt bàn.
  • Thu dọn thùng rác thường xuyên, nên dùng thùng rác có nắp đậy kín.

3. Dùng bả gián

  • Dùng các bả, mồi gián bán sẵn ở các cửa hàng thuốc thú y. Trộn lẫn bả với thực phẩm mà gián yêu thích (bột bánh, dầu ăn, mỡ, đường) và đặt ở gần tổ của chúng. Bả gián thường chứa fipronil 0,05% hoặc hydramethylnon 2%. Một con gián ăn phải bả, sau đó bài tiết chất độc ở tổ khiến các con gián khác chết theo => Để giết hết sạch gián bằng phương pháp này có thể mất vài tuần với vài ba đời gián.
  • Bạn cũng có thể tự làm bả gián: trộn một phần bột axit boric (rất dễ mua ở các hiệu thuốc) với đường hoặc bột mì nhằm thu hút gián. Hỗn hợp này sẽ đóng bánh trong môi trường ẩm ướt vì vậy bạn có thể bỏ vào khay hoặc giấy nếu đặt trong tủ, bếp nhà bạn.
  • Dù axit boric, fipronil không quá độc với người nhưng nên đặt ở những nơi chỉ có gián tiếp cận được, để phòng trẻ nhỏ và thú nuôi lỡ ăn phải.

Trên đây là tất cả những thông tin về những tác hại mà loài gián Đức gây ra. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm những thông tin khác về gián và những tác hại của gián để từ đó có cách diệt trừ không chỉ gián Đức mà còn cả gián Mỹ nữa.