Khi bị ong vò vẽ (ong vò vẽ vàng), ong bắp cày hay ong mật đốt, chúng ta sẽ bị đau và có thể đe dọa tính mạng đối với bất kỳ ai bị dị ứng với các vết đốt. Tuy nhiên, có thể giảm các nguy cơ này bằng cách áp dụng các biện pháp ngăn ngừa đúng đắn khi ở bên ngoài và bảo đảm kiểm soát tốt tổ ong vò vẽ hay ong mật. Có thể có hàng trăm loài Ong mật, Ong vò vẽ và Ong bắp cày trên thế giới. Chỉ có vài loài trong số này được xem là loài dịch hại thực sự ở Việt Nam và một số loài không đốt. Một số loài, như Ong mật, thực tế đóng vai trò có giá trị đối với hệ sinh thái của chúng ta. Khi hiểu được thói quen, vòng đời và hình dáng của chúng, chúng ta có thể nhận biết cách kiểm soát ong vò vẽ tốt nhất cho ngôi nhà hay công ty của mình.

Những loài ong thường gặp nhất hiện nay

1. Ong mật

  • Ong mật có thể có nhiều sắc thái như vàng, đen, nâu hay cam, và cơ thể của chúng phủ đầy lông màu sáng.
  • Ong mật sẽ phân đàn để tạo thành đàn mới khi đàn quá lớn cho một tổ ong hay các ong chúa mới sinh ra. Ong mật không hung hăng trừ khi tổ của chúng bị quấy phá.
  • Ong mật là loài được người nuôi ong nuôi.
  • Nếu bạn gặp rắc rối với ong mật, hãy liên hệ với Người nuôi ong tại địa phương hay Sở Y tế vì họ có khả năng di dời đàn ong.
  • Chúng sống trong các cây rỗng hay ống khói, hốc tường hay mái nhà.
  • Chúng có kích thước tương tự với ong vò vẽ nhưng có nhiều lông hơn và chủ yếu có màu đen.
  • Ong mật chuyển mật hoa thành mật ong và sáp ong.
  • Đàn ong mật sẽ bay và tụ thành cụm trên cành cây.
  • Số ong trong một đàn thường hơn 30.000 con ong mật.
  • Dân số của ong mật bị đe dọa bởi con ve ăn tổ ong.

Ong mật

2. Ong vò vẽ

  • Ong vò vẽ làm tổ từ bột gỗ và nước bọt của chúng, tạo ra vách mỏng như giấy rất đặc biệt. Tổ thường được xây trong các địa điểm trú ẩn dễ đi ra ngoài. Thường bạn sẽ thấy ong vò vẽ ở các hốc tường, các khoảng trống trên mái nhà, dưới mái hiên, trong chuồng chim, nhà kho hay garage.
  • Nếu bạn thấy nhiều ong vò vẽ (ong vò vẽ vàng) trong nhà hay vườn của mình, có thể có một cái tổ ở gần đó, hoặc ở trên khu nhà, trong vườn của bạn hay rất gần bên
  • Tốt nhất là bạn nên xử lý tổ sớm trước khi số lượng của chúng tăng và ong vò vẽ trở nên hung hăng hơn. Điều này góp phần giảm nguy cơ bị ong vò vẽ đốt, sẽ rất đau và thậm chí gây ra phản ứng dị ứng. Ngoài ra bạn sẽ cần phải tránh xa tổ ong.Ong vò vẽ, một loài ong thuộc giống Vespa, là những thành viên lớn nhất và hung hãn nhất trong họ ong bắp cày (Vespidae) với các loài lớn nhất có kích thước đạt đến 5,5 cm.
  • Tuy nhiên, ong vò vẽ châu Âu không hung dữ và ít khi đốt, trừ khi bạn tấn công chúng hoặc tổ của chúng. Nhiều loài côn trùng bị nhầm với loài ong vò vẽ, nhưng trên thế giới chỉ có 20 loài ong vò vẽ thực sự.
  • Chúng được xếp vào loại này không chỉ do tính hung hãn mà còn do nọc độc của một số loài có thể khiến nạn nhân không chỉ cực kỳ đau đớn mà còn dẫn đến tử vong, chẳng hạn như ong vò vẽ châu Á khổng lồ.

Ong vò vẽ

3. Ong đục gỗ

  • Ong đục gỗ trông giống như ong nghệ trừ bụng của chúng bóng và mịn. Ong đục gỗ thường kêu vo ve quanh các tòa nhà và các tấm ván. Các con côn trùng hình oval này sẽ đục gỗ để đẻ trứng.
  • Để nhận biết sự xâm nhập của chúng, thường xuyên kiểm tra các khu vực bằng gỗ trong nhà xem có các lỗ tròn và phẳng hay không.
  • Nếu không bị xử lý, ong đục gỗ có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà của bạn bằng cách khoan quá nhiều lỗ có khả năng làm cho cấu trúc của tòa nhà của bạn không ổn định. Chúng là những con ong đơn độc, do đó chúng không sống thành đàn và hiếm khi đốt người.
  • Hình dáng: Dài 3/4 – 1 inch. Mặt con cái màu đen, mặt con đực màu vàng.Lông màu vàng tươi, cam hay trắng trên ngực.Không có lông trên bụng.Con cái có vòi đốt, con đực không có.
  • Vòng đời: Đục gỗ để đẻ trứng.Vòng đời từ trứng – ấu trùng – nhộng – con trưởng thành mất khoảng bảy tuần.Ấu trùng lớn và gây tiếng ồn.Con mới trưởng thành ra khỏi tổ vào cuối tháng Tám.
  • Thói quen: Đốt – Chỉ đốt khi bị chọc tức.Thời gian xuất hiện – Cuối mùa xuân đến giữa tháng Mười.Xây tổ – Thích gỗ mềm, rỗng, chưa xử lý, như gỗ đỏ, tuyết tùng, bách và thông. Tổ cũ được dùng nhiều năm.
  • Địa điểm: Tổ được tìm thấy trong mái hiên, viền cửa sổ, la phông, ván lá sách, tầng nóc và đồ đạc để ngoài trời.
  • Thức ăn: Hoa chứa phấn hoa, như hoa thủy tiên, hoa păng xê. Phấn hoa được dự trữ trong các hang bỏ hoang để dùng qua mùa đông.

Ong đục gỗ

4. Ong nghệ

  • Ong nghệ về ngoại hình giống ong đục gỗ, ngoại trừ ong nghệ có bụng đầy lông. Ong nghệ không đục gỗ, mà tổ của chúng nằm ở dưới đất hay trong các hốc, như trong các hang chuột bị bỏ hoang.
  • Nhìn chung, ong nghệ ít khi gây sự, trừ trường hợp tổ của chúng nằm ở vị trí có thể bị quấy phá bởi con người hay vật nuôi.

Ong nghệ

5. Ong đơn độc

  • Hình dáng: Thường giống với ong mật.
  • Vòng đời: Kích thước đàn – các tổ nhỏ do một con ong cái phục vụ.
  • Địa điểm làm tổ ưa thích: thường trong đất, đôi khi trong xi măng mềm và vữa giữa các viên gạch.
  • Xây tổ: nhiều loại vật liệu. Thường xây một tổ mới hàng năm.
  • Thói quen: Ngủ đông – thường trong giai đoạn nhộng trong tổ.
  • Phân đàn: Không phân đàn.
  • Thức ăn ưa thích: Mật và phấn hoa. Ít khi đốt.

Ong đơn độc

Những cách ngăn ngừa ong làm tổ

Theo dõi là điều quan trọng nếu bạn muốn tránh xa các rắc rối với ong mật và ong vò vẽ, nhất là nếu bạn biết khu vực bạn đang cư trú gặp rắc rối với loài côn trùng này. Thông thường sẽ dễ ngăn ngừa một rắc rối trước khi nó xảy ra hơn là đợi chúng xâm nhập vào nhà hay vườn của bạn.

  • Kiểm tra tổ – Kiểm tra ngôi nhà và vườn của bạn vào đầu mùa xuân xem có tổ ong không, ở giai đoạn đầu chúng to bằng quả óc chó hay quả bóng gôn – tổ nhỏ ban đầu sẽ có ít ong vò vẽ hơn và dễ dàng xử lý nhanh chóng. Hãy tìm tổ ong ở trong gác xép, garage, nhà kho, tường rỗng hay dưới mái hiên.
  • Đậy chặt thùng rác – Bảo đảm các thùng rác bên ngoài có nắm đậy vừa kín. Đặt thùng rác ở cách cửa đi và cửa sổ một khoảng để ong vò vẽ không bị thu hút những thứ trong thùng.
  • Đóng cửa sổ và cửa đi – Để đề phòng ong vò vẽ vào trong nhà bạn.
  • Giữ một khoảng cách an toàn – Nếu bạn đã phát hiện một cái tổ, bảo đảm bạn không cho trẻ em hay vật nuôi đến gần khu vực đó.

Một số cách ngăn ong xâm nhập hiệu quả

  • Bịt kín các đường có khả năng bị xâm nhập – Ong mật có thể vào bất kỳ cấu trúc hay vật nào có lỗ có kích thước 1/4 inch trở lên
  • Áp dụng phương pháp xử lý ong trinh sát – ngăn cản chúng thông báo cho đàn về địa điểm làm tổ tiềm năng.
  • Dọn sạch mớ lộn xộn ở bên ngoài ngôi nhà – còn có thể ngăn ngừa ong mật làm tổ trong sân của bạn. Các thiết bị không sử dụng hay thiết bị làm cỏ trong vườn có thể thu hút ong vì chúng đủ điều kiện để là nơi trú ẩn để tổ tồn tại.
  • Bỏ tất cả các dấu vết sáp ong – mùi pheromone còn lại trên sáp ong có thể thu hút những con ong mới nếu trước đây nhà của bạn đã bị ong mật cư trú.
  • Mặc dù số lượng ong mật hay ong vò vẽ trong nhà hay vườn của bạn hầu như có nghĩa là có một cái tổ ở gần đó, việc phá tổ có thể không phải là một giải pháp khả thi.
  • Nếu tổ không nằm trên khu đất hay nhà của bạn, khả năng kiểm soát của bạn rất hạn chế để loại bỏ tổ của chúng. Các tổ nằm ở vị trí bị hạn chế, khó với tới (như các tường rỗng) sẽ khó xử lý hơn.

XEM THÊM: Ong – Những điều thú vị có thể bạn chưa biết