Biện pháp chống mối công trình mà các công ty kiểm soát côn trùng áp dụng hiện nay đều dựa trên nội dung hướng dẫn Tiêu chuẩn Quốc gia “TCVN 7958 : 2008″ về Bảo vệ công trình xây dựng và phòng chống mối công trình xây dựng. Trong đó bao gồm những giải pháp đã được nghiên cứu và có hiệu quả cao trong thực tế. Mỗi loại công trình sẽ có những biện pháp xử lý riêng, mỗi khu vực cũng sẽ có quy trình thực hiện khác nhau. Hãy cùng Khử Trùng Xanh GFC tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây

Biện pháp phòng chống mối cho công trình xây dựng

1. Quy trình phòng chống mối công trình xây dựng

Mỗi công trình xây dựng sẽ có một bảng thiết kế quy trình khác nhau, nhưng tối thiểu một quy trình xử lý mối sẽ bao gồm:

  • Khảo sát và báo cáo tình hình hiện trạng của công trình
  • Đưa ra những biện pháp chống mối công trình và cách xử lý mối, xử lý nền móng,….
  • Thiết kế phương pháp xử lí chống mối các bộ phận bằng gỗ tùy theo hiện trạng thực tế của công trình xây dựng để lựa chọn cách xử lý phù hợp
  • Lên kế hoạch và lựa chọn thời điểm thực hiện việc phòng chống và xử lý mối trước khi công trình khởi công phá dỡ
  • Dự kiến kế hoạch thực hiện thi công chống mối công trình kết hợp với việc thi công xây dựng
  • Có sơ đồ phòng chống mối công trình rõ ràng bao gồm các phần việc như: xử lý chân tường, xử lý nền móng, xây dựng hàng rào phòng chống mối trong và ngoài công trình, phân bố đường kĩ thuật ngầm, lớp cách li mặt nền mặt móng tường,…
  • Dự toán về kinh phí thực hiện biện pháp chống mối công trình

Lưu ý: Việc thiết kế phòng chống mối công trình theo cần phải có đội ngũ chuyên gia nắm vững những kiến thức cơ bản cũng như có sự hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài mối, hơn nữa phải có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực vực này tham gia thiết kế để mang lại hiệu quả tối ưu nhất

Biện pháp chống mối công trình xây dựng

Các biện pháp chống mối công trình nên để những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện lên kế hoạch để có hiệu quả tốt nhất

2. Biện pháp chống mối công trình xây dựng và cách xử lý

Với từng loại thuốc phòng mối sẽ có cách sử dụng khác nhau tùy mỗi trường hợp khác nhau, cụ thể:

  • Thuốc phòng mối dạng lỏng: Tưới hoặc phun dung dịch thuốc chống mối lên mặt nền đất trước khi đổ vữa bê tông
  • Với phòng mối dạng bột: Rải và trải đều thuốc (thuốc trộn với đất) trên mặt nền đất trước khi đổ vữa bê tông.

2.1. Xây dựng hàng rào ngầm phòng mối từ bên ngoài công trình

Trộn thuốc với đất để tạo thành lớp màn kín thẳng đứng bao quanh chân tường phía ngoài công trình. Mục đích khi thực hiện việc này nhằm ngăn ngừa mối từ các khu vực bên ngoài xâm nhập vào công trình. Biện pháp chống mối công trình này thực hiện như sau:

  • Thuốc chống mối dạng lỏng: Kỹ thuật viên sẽ tiến hành đào một lớp đất và khoét lỗ (ở độ cao mặt sân tiếp giáp với phần ngoài công trình xây dựng). Sau đó đổ dung dịch thuốc lên bề mặt hào và lỗ rồi lấp đất. Cuối cùng phun lên bề mặt hàng rào một lớp dung dịch thuốc. (nếu là đất xốp, đất cát, thuốc sẽ tự thấm xuống và không cần khoét lỗ)
  • Thuốc phòng mối dạng bột: Đào hào (rãnh) bao quanh bên ngoài sát với mặt tường móng công trình xây dựng. Trộn phần đất đã đào với thuốc chống mối dạng bột và lấp đất lại

Lưu ý:

  • Đối với thuốc dạng lỏng: Theo quy định TCVN 7958 : 2008 Hào sâu từ 5 – 10 cm và rộng 50 cm. Lỗ có đường kính từ 1 – 2 cm và sâu 30 – 40 cm, số lượng khoảng 15 – 20 lỗ/1m2 rãnh, hàng lỗ đầu tiên cách chân tường mỏng 5 cm
  • Đối với thuốc dạng bột:  Theo quy định TCVN 7958 : 2008 Hào rộng 50 cm, sâu khoảng 60 – 80 cm. Ở những nơi đất đá, gạch vỡ sẽ được rải thuốc chống mối theo từng lớp cách nhau từ 5cm đến 7 cm.

2.2. Biện pháp chống mối chân tường công trình, phần tường tiếp giáp với khuôn cửa gỗ.

Mực đích để tạo thành màng kín trên mặt chân tường, mặt phần tường tiếp giáp với khuôn cửa gỗ. Từ đó ngăn ngừa, phòng chống mối xâm nhập giữa lớp vữa và gạch. Chiều cao xử lý tính từ sàn đến bậu cửa sổ của tầng trệt.
Biện pháp chống mối công trình này thực hiện bằng phương pháp sau:

  • Dùng thuốc phòng chống mối dạng lỏng phun lên bề mặt chân tường trước khi thực hiện trát vữa
  • Phun sương dung dịch thuốc vào phần tường tiếp giáp với các khuôn cửa gỗ
  • Theo quy định, nhân viên kỹ thuật thực hiện phun từ 2 đến 3 lần, mỗi lần phun cách nhau từ 15 – 20 phút

Lưu ý: Đối với các công trình xây dựng quan trọng như: kho chứa vật liệu, bảo tàng, thư viện, kho chứa nguyên liệu xenlulo,…. phải phun sương dung dịch thuốc lên toàn bộ mặt tường phía trong của công trình thì tổng thể các biện pháp chống mối công trình mới đạt hiệu quả tốt nhất

2.3. Biện pháp xử lý đối với công trình có tầng hầm

Thực hiện phun dung dịch thuốc phòng chống mối phun lên các mặt tường trong của tầng hầm, tạo thành màng kín trước khi trát vữa. Từ đó tăng hiệu quả phòng chống mối xâm nhập và làm tổ phía trong tường hầm.

2.4. Biện pháp phòng mối sàn tầng trệt và sàn tầng hầm

Thực hiện biện pháp chống mối công trình đối với trường hợp sàn tầng trệt và sàn tầng hầm như sau: Dùng thuốc dạng lỏng tưới đều từ 2 đến 3 lần lên mặt sàn nhằm ngăn chặn mối trú ngụ trong sàn tầng trệt, tầng hầm
Lưu ý: Thực hiện phun thuốc trước khi láng bề mặt hoặc lát gạch. Nếu công trình xây dựng có nhiều tầng hầm thì tất cả mặt sàn đều phải được xử lý cẩn thận đúng quy định

2.5. Biện pháp bảo quản các kết cấu gỗ và vật liệu xenlulo

Theo quy định ở phần phụ lục D – TCVN 7958: 2008: Các bộ phận kết cấu gỗ  và vật liệu chứa xenlulo phải được tẩm, phun, ngâm và quét thuốc phòng chống mối và thuốc bảo quản lâm sản nhằm tiêu diệt mối tận gốc mối mọt, nấm mốc đang phá hoại bên trong.

Biện pháp chống mối công trình

Tiến hành phun dung dịch thuốc trên bề mặt đất nền để ngăn chặn mối xâm nhập và làm tổ

3. Biện pháp xử lý mối công trình

3.1. Chống mối mặt trong và ngoài tường móng công trình

Kỹ thuật viên của Khử Trùng Xanh GFC sẽ thực hiện phun thuốc phòng chống mối lên mặt trong và mặt ngoài tường móng tạo thành màng kín từ đó ngăn chặn mối chui xâm nhập và đi lên công trình. Sử dụng dung dịch thuốc phòng chống mối pha theo tỉ lệ nhà sản xuất và phun sương 2-3 lần lên mặt tường móng, mỗi lần phun cách nhau khoảng 15-20 phút bằng bình phun sương.

3.2. Thiết lập hàng rào (barrier) ngăn chặn mối bên trong

Tiến hành đào rãnh (hào) bao quanh phía trong công trình và trộn thuốc hỗn hợp thuốc với đất lập thành mảng chướng ngại vật theo phương thẳng đứng, với mục đích ngăn ngừa mối từ dưới đất xâm nhập lên công trình. Chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp chống mối công trình này như sau:

  • Với thuốc phòng mối dạng lỏng: Đào rãnh sát chân tường (theo quy định rãnh sâu 10 cm và rộng 30 cm. Đồng thời tạo lỗ sâu 15 – 25 cm, số lượng khoảng 15 – 20 lỗ/1m vuông rãnh, hàng lỗ đầu tiên cách chân tường móng 5cm) và đổ dung dịch thuốc đã pha xuống rãnh và lỗ.
  • Đối với thuốc phòng mối dạng bột: Đào rãnh sát chân tường (rộng 30 cm, sâu 30 – 40 cm kể từ lớp đất hoàn thiện), phần đất đào sẽ trộn đều với thuốc chống mối bột sau đó lấp lại.

3.3. Xử lý chống mối mặt nền móng công trình xây dựng

Thực hiện phun thuốc phòng chống mối tạo thành lớp màn kín theo phương nằm ngang trên mặt đất nền, từ đó ngăn ngừa mối từ dưới đất chui lên hoặc từ bên trên chui xuống làm tổ.

Biện pháp phòng chống mối công trình

Các biện pháp chống mối công trình đều được thực hiện theo đúng quy định TCVN 7958 : 2008

4. Biện pháp chống mối công trình xây dựng theo phương pháp kết hợp

Theo quy định Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7958 : 2008, biện pháp chống mối công trình theo phương pháp kết hợp bao gồm:

  • Biện pháp xây dựng.
  • Phòng chống mối bằng hàng rào thuốc.
  • Xử lý và bảo quản kết cấu gỗ
  • Biện pháp diệt các tổ mối trong nền đất và công trình cũ.
  • Sử dụng hệ thống lưới thép không gỉ để phòng chống mối
  • Sử dụng hệ thống thả bả trạm để ngăn chặn mối xâm nhập từ lòng đất

Trên đây là tốt cả những thông tin bạn cần biết về biện pháp chống mối công trình xây dựng theo đúng những quy định và hướng dẫn Theo quy định Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7958 : 2008 về Xử lý mối công trình xây dựng – Phòng chống mối công trình xây dựng. Hi vọng những thông tin mà Công ty Khử Trùng Xanh GFC cung cấp sẽ giúp bạn trong việc phòng chống và ngăn chặn mối cho các công trình xây dựng