Chuột phá hoại lương thực của chúng ta trên đồng ruộng, vườn cây trái, các thức ăn gia cầm, gia súc, trong khi đang chế biến, vận chuyển hay cất giữ, khi để trong siêu thị, nhà hàng hay tại gia đình. Những gì chúng không ăn, chúng cũng có thể làm hư hại hay làm ô nhiễm do phân, lông hay nước tiểu của chúng. Nhưng hiện nay có bao nhiêu loài chuột? Chúng có đặc điểm gì và làm thế nào để phân biệt chúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các loại chuột nhắt thường gặp – Các Loài chuột phổ biến tại việt nam

1. Chuột nhắt đồng

  • Chuột nhắt đồng hiếm khi vào nhà có người ở nhưng vào những tháng mùa đông, chúng vào nhà phụ và kho dự trữ trái cây và thực phẩm.
  • Chuột nhắt đồng là mối đe dọa lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực trồng trọt và nông nghiệp.
  • Hình dáng , Kích thước: đầu và thân con trưởng thành dai 80 – 100 mm; Đuôi dài 70 – 90 mm.
  • Trọng lượng: Con đực có thể nặng 25 g, và con cái 20 g.
  • Lông cát/ màu cam nâu trên đầu và lưng.
  • Lông vàng nhạt bên sườn và màu trắng trên bụng.
  • Thường có một vệt nhỏ màu vàng trên ngực.
  • Vòng đời: Tuổi thọ của chuột nhắt đồng trung bình từ hai đến ba tháng, nhưng chúng có thể sống 20 tháng trong thiên nhiên hoang dã, hay hai đến ba năm khi bị nhốt.
  • Mùa sinh sản là từ tháng Ba/Tư đến Mười/Mười một và thời kỳ mang thai kéo dài khoảng 25 ngày.
  • Chúng mọc sợi lông đầu tiên sau sáu ngày; mắt chúng mở sau 16 ngày; và chúng cai sữa khoảng 18 ngày tuổi.
  • Tỉ lệ sống sót của con con và con trưởng thành rất thấp trong nửa đầu của mùa sinh sản vì con đực trưởng thành có thể tỏ ra hung hăng với nhau và với con con, sau đó chúng bị đuổi ra khỏi ổ.
  • Thói quen: Chuột nhắt đồng ăn nhiều hạt giống như sồi, cây tần bì, chanh, mận gai và sung dâu. Tại Việt Nam, số lượng chuột nhắt có thể đạt đến tỉ lệ gây bệnh dịch ở các khu vực vành đai ngũ cốc.Ốc sên nhỏ và côn trùng là các nguồn thực phẩm đặc biệt quan trọng vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè khi hạt giống ít hơn.
  • Chúng còn ăn táo và tấn công các hạt của cây họ đậu vừa mới gieo.

Chuột nhắt đồng

2. Chuột nhắt nhà

  • Chuột nhắt nhà hoạt động mạnh quanh năm, nghĩa là bạn sẽ thấy chúng xâm nhập nhà hay doanh nghiệp của mình bất kỳ lúc nào
  • Hình dáng , Kích thước: dài 70 – 95 mm, có đuôi cùng chiều dài.
  • Trọng lượng: 12 – 30 g.
  • Chân và đầu tương đối nhỏ & mắt & tai to làm cho chúng khác biệt với chuột cống con (Rattus norvegicus).
  • Vòng đời: 4-6 con con một lứa, 7-8 lứa một năm.Thai kỳ khoảng 3 tuần.8-12 tuần kể từ khi sinh đến trưởng thành.
  • Thói quen: Thường sinh sống và đào hang trên mặt đất, nhưng thường leo trèo.
  • Thực phẩm yêu thích là ngũ cốc.
  • Sẽ ăn khoảng 3g thực phẩm một ngày và có thể sống sót mà không cần uống thêm nước. Chúng có thể uống đến 3ml nước một ngày nếu bữa ăn của chúng quá khô.

Chuột nhà

3. Chuột nâu

  • Hình dạng : Dài đến 40 cm, với đuôi ngắn hơn so với đầu và thân.
  • Nặng 350 – 500g.Mũi to và ngắn, tai nhỏ và thân mình đậm hơn so với loài Chuột Đen (Rattus rattus).
  • Vòng đời chuột nâu : 7 – 8 con mỗi lứa; 3 – 6 lứa/năm.Thời kỳ mang thai kéo dài trong khoảng 3 tuần.
  • Hoàn thiện về giới tính sau 10 – 12 tuần từ khi sinh ra.
  • Tập quán : Thường sống trên cạn và trong hang, nhưng đôi khi cũng thấy chúng trèo.
  • Là loài duy nhất thấy xuất hiện trong các cống rãnh ở Việt Nam.
  • Thức ăn ưa thích là ngũ cốc.
  • Ăn khoảng 30g thức ăn mỗi ngày và uống 60ml

Chuột nâu
XEM THÊM: Cách bắt chuột trong nhà

4. Chuột đen

  • Hình dạng , Dài 16 – 24 cm, với đuôi dài hơn so với đầu và thân.Nặng 150 – 200g. Mũi nhọn, tai lớn và thân mảnh hơn so với Chuột nâu (Rattus norvegicus).
  • Vòng đời của chuột đen : 5 – 10 con mỗi lứa; 3 – 6 lứa một năm.Thời kỳ mang thai kéo dài khoảng 3 tuần.Hoàn thiện về giới tính sau 12 – 16 tuần từ khi sinh ra.
  • Tập quán : Thường leo trèo, nhanh nhẹn, ít đào bới và ít khi ở ngoài trời.
  • Thức ăn ưa thích là các loại quả có nhựa.
  • Ăn khoảng 15g thức ăn mỗi ngày và uống 15ml.

Chuột đen

6. Chuột nhà

  • Hình dạng : Dài 7 – 9.5cm với đuôi có độ dài tương đương.Nặng 12 – 30g.
  • Chân và đầu chúng tương đối nhỏ và mắt & tai to khác với loài chuột nâu non (Rattus norvegicus).
  • Vòng đời và tập tính sinh sản : 4 – 16 con mỗi lứa; 7 – 8 lứa mỗi năm.
  • Thời kỳ mang thai khoảng 3 tuần.Hoàn thiện về giới tính sau 8 – 12 tuần kể từ khi sinh ra.
  • Thường sống trên cạn và đào bới, nhưng thường leo trèo hơn.
  • Thức ăn ưa thích là ngũ cốc.
  • Ăn khoảng 3g thức ăn mỗi ngày và có thể sống mà không cần uống thêm nước. Chúng uống đến 3ml mỗi ngày nếu thức ăn quá khô.

Chuột nhắt nhà

6. Chuột đồng

  • Tập quán sinh hoạt và sinh sản của loài chuột đồng cổ vàng
  • Chúng có thể làm hư hỏng hay ăn thực phẩm tích trữ hoặc làm đứt dây diện.
  • Chúng thích sống ở những vùng rừng có tán lá lớn, trưởng thành và cư trú trên các hàng rào, vườn tược ở nông thôn và các tòa nhà.
  • Chúng thường xuyên xâm nhập vào các tòa nhà hơn là chuột gỗ (Apodemus sylvaticus).

Chuột đồng
XEM THÊM: Cách diệt chuột trong nhà hiệu quả nhất