Vì sao chuột thích gặm nhấm mọi thứ? Tất cả những thông tin thú vị về điều lý thú này đều được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây. Hi vọng những điều chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho bạn có nhiều sự hiểu biết hơn về loài chuột gặm nhấm.

Chuột gặm nhấm – Những thông tin thú vị bạn cần biết

Tại sao chuột gặp nhắm tất cả hoàn hảo?

Chuột được thừa nhận là một loài gặm nhấm hoàn hảo. Các nhà khoa học chứng minh rằng chuột vượt mặt tất cả họ hàng trong bộ gặm nhấm của mình, kể cả sóc và hải ly.
Điều chuột có thể gặm bất cứ thứ gì thì loài người đã biết từ lâu. Nhưng vì sao chúng lại “tài” như vậy? Tại sao các loài gặm nhấm khác như hải ly lại không làm được dù hải ly có thể gặm quanh gốc làm đổ cả một cây cổ thụ lớn và xây những chiếc đập rất hoàn hảo?
Một số nhà khoa học quốc tế từ Anh, Pháp và Nhật đã giải thích rằng bộ gặm nhấm chia thành 2 nhóm lớn. Một nhóm gặm bằng cách dùng răng cửa sắc như dao tiện ví dụ sóc và hải ly. Nhóm kia chỉ yếu là nhai, dùng răng hàm là chính, đó là lợn biển và nhím. Trong khi đó chuột kết hợp được cả hai khả năng đó đồng thời và giỏi như nhau. Chúng vừa gặm vừa nhai. Các nhà khoa học đã lập mô hình máy tính mô phỏng hoạt động của hộp sọ và hệ cơ của chuột để phân tích hàm của chúng chuyển động ra sao. Sau đó họ tạo ra những con vật ảo, ví dụ sọ chuột nhưng cơ hải ly. Làm như vậy để tìm hiểu những đặc tính nào về mặt giải phẫu học đã khiến cho chuột có những ưu việt vượt trội so với các đối thủ.
Rốt cuộc người ta thấy rằng: “các cơ bắp của của chuột ngày càng phát triển sao cho chúng có thể nhai một cách hiệu quả hơn so với lợn biển và gặm giỏi hơn so với sóc, mặc dù rằng hai loại này cũng là những tay chuyên nghiệp về kỹ năng chuyển động hàm theo cùng một kiểu”. Thực ra, điều này cũng chẳng có gì lạ, vì điều kiện sống không đòi hỏi chúng phải có những ưu điểm vượt trội: sóc ăn chủ yếu là hạt dẻ, quả thông chỉ phải cắn vỡ lớp vỏ rất cứng, còn lợn biển chỉ nhai cỏ dưới đáy biển mà thôi.
Bà Natasha Jefferi, Trường ĐH Liverpool nói với Tạp chí Livescience: “Điều đó giải thích vì sao chuột (kể cả chuột cống và chuột nhắt) lại thành công đến như vậy cũng như tại sao chúng có khả năng gây hại khủng khiếp: chúng ăn tạp, hầu như chẳng bao giờ cần chọn lọc thực phẩm vì vậy cũng huỷ hoại tất cả các loại vật liệu”.
XEM THÊM: Cách bẫy chuột cống trong nhà
Chuột gặm nhắm

Tại sao chúng thích gặm nhấm mọi thứ

Trong số các loài vật gây hại cho người, chuột là kẻ tội to nhất. Không những hòm tủ, quần áo, lương thực… mà cả những công trình kiến trúc cũng bị chúng làm hư hại. Phải chăng chúng đã tiêu hóa hết những gì mình cắn nát?
Thực tế không phải chúng thích ăn đồ vật cứng. Hãy nhìn kỹ xung quanh chỗ hòm, tủ hoặc vật dụng khác bị chuột gặm hỏng thì sẽ thấy ở cạnh đó luôn có một đống nhỏ hạt vụn. Thì ra, chúng làm thế chỉ để giảm bớt khó chịu cho đôi răng cửa của mình. Răng cửa của các loài động vật nói chung chỉ mọc đến một lúc nào đó thì ngừng lại, còn ở chuột thì không. Đôi răng cửa ở hàm trên và hàm dưới của nó liên tục mọc ra, mỗi tuần có thể vài milimét.
Có thể bạn sẽ nghĩ, nếu răng cửa cứ mọc mãi, miệng chuột sẽ không thể ngậm lại được hay sao? Trên thực tế, tình huống này không bao giờ xảy ra, bởi vì để khắc phục tình trạng đó, chuột đã nhờ cách gặm nhấm vật cứng để mài bớt độ dài của răng. Vì vậy, gặm nhấm thực chất là một kiểu thích nghi sinh học của chúng.
Tại sao răng cửa của chuột mọc dài ra mãi? Chất chủ yếu để hình thành răng là chất răng rắn chắc, ở trong lòng chất răng của mỗi cái răng còn có một xoang rỗng, gọi là xoang tuỷ răng. Lúc động vật còn non nớt, chân của xoang tuỷ răng hở để cho máu và thần kinh đi vào, cung cấp dinh dưỡng cho tế bào răng trong xoang tuỷ. Nhìn chung các động vật khác sau khi răng trưởng thành chân của xoang tuỷ răng bịt kín lại, tế bào chất răng không nhận được chất dinh dưỡng thì ngừng sinh trưởng. Còn chuột và thỏ cái thì xoang tuỷ răng không bị bịt kín, vì thế răng cửa của chúng mọc suốt đời.
XEM THÊM: Cách diệt chuột hiệu quả