Mẹo diệt mọt gạo – thóc – lúa hiệu quả. Vì sao có mọt trong gạo – thóc – lúa? Tác hại của mọt gạo – thóc – lúa? Các cách, mẹo diệt mọt, trị mọt, đánh mọt, trừ mọt theo cách dân gian và cách hiện đại (dùng thuốc)? Thuốc nào diệt mọt gạo-thóc-lúa tốt nhất? Hi vọng những thông tin mà chúng tôi mà chúng tôi cung cấp sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

(Mách bạn) – Mẹo diệt mọt, trừ mọt trong lúa, gạo, thóc hiệu quả nhất

1. Quá trình phát triển của mọt gạo

Mọt thóc hiện nay có nhiều giống loài khác nhau, với các kích thước lớn nhỏ. Mọt thóc thường có đặc điểm cánh cứng, màu đen xám và chủ yếu sống trong các kho thóc gạo, sử dụng thóc gạo làm nguồn thức ăn chính của chúng. Mọt gạo từ trứng đến trưởng thành ở nhiệt độ 27,2 độ C là 25,5 ngày ở nhiệt 17 độ C là 92 ngày.

  • Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mọt gạo có thể bay ra ngoài đồng và đẻ trứng lên lúa sắp thu hoạch.
  • Tuổi thọ của mọt gạo khá cao kéo dài khoảng 8 tháng.
  • Mọt gạo không thể tồn tại ở ngũ cốc quá khô (thủy phần 10%). Thủy phần hạt thích hợp nhất cho chúng phát triển là 16%.
  • Hoạt động sinh dục và đẻ trứng bắt đầu ở nhiệt độ 14 độ C. Ở nhiệt độ dưới 60 độ C tất cả các giai đoạn phát triển cá thể đều bị chết trong vòng 3 ngày.
  • Nguyên nhân mọt gạo xâm nhập: mọt gạo có trong thùng gạo tại các gia đình là vì gạo đã bị nhiễm sâu (ấu trùng) gạo từ nơi sản xuất, kho chứa lúa gạo. Ấu trùng gạo đã nằm ở bên trong hạt gạo mặc dù khi mua về chúng ta không hề nhìn thấy. Do vậy khi mua gạo về là đã mua cả sâu có trong đó. Để vài ngày, vài tuần sâu nở ra mọt chui ra ngoài, nên mới nhìn thấy. Như vậy, thực chất không phải gạo bị ải sinh ra mọt, mà là gạo đã có sẵn ấu trùng bên trong, sau đó mới nở thành mọt, ăn các hạt gạo làm cho gạo bị ải.

Mọt gạo

2. Những cách trị mọt gạo tốt nhất

Những cách trị mọt dân gian

  • Tách một vài nhánh tỏi khô, hay tách vài quả ớt, bỏ hạt rồi cho vào gạo; hoặc vùi vào thùng gạo một ly đựng rượu, vừa tiêu diệt được mọt mà không làm ảnh hưởng đến hương vị của gạo…
  • Tuy nhiên các biện pháp này chỉ là đánh lừa cảm giác hoặc xua đuổi tạm thời mọt gạo chứ không tiêu diệt được mọt gạo.
  • Dùng máy sấy tóc để “hun” mọt. Do sức nóng từ máy sấy tóc, mọt sẽ bò lên mặt, lúc này bạn chỉ cần gom lại và xử lý.
  • Đổ gạo ra miếng nilon, tãi mõng, khi mọt bò ra phía mép ngoài, bạn gom lại và xử lý.
  • Rắc muối vào trong gạo. Muối sẽ giúp mọt nhanh chóng tự tẩu thoát. Lưu ý không rắc quá nhiều muối để tránh gạo bị mặn.

Trị mọt bằng các loại sản phẩm chuyên dụng

  • Xử lí bằng thuốc Xông hơi khử trùng gạo chuyên dụng tốt nhất như Quickphos 56%, Celphos 56%, Aluminium Phosphine 56%, Metyl Bromide 98% …
  • Tránh mua những hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ
  • Tin tưởng: Chỉ chọn những thuốc được bộ NNPTNT, Cục BVTV cho phép sử dụng lưu hành
  • An toàn: những thuốc dạng Phosphine hoàn toàn an toàn khi sử dụng diệt mọt , không ddeerr lại chất tồn lưu trên gao-thóc-lúa
  • Ưu điểm: Diệt mọt tuyệt đối, diệt cả trứng, ấu trùng mọt, tiêu diệt tận gốc nguồn hình thành mọt

Một gạo 1

3. Những tác hại mà mọt gạo gây ra

  • Gạo xuất hiện mọt thì chỗ gạo đó vẫn có thể ăn được, hoặc chỉ cần áp dụng nhiệt độ thấp là có thể loại bỏ các loài sâu gây hại này, nhưng nếu làm theo cách này vẫn xuất hiện mọt gạo, điều đó chứng tỏ chất lượng hạt gạo đã không còn tốt cho lắm. Khi ăn sẽ giảm chất lượng và hương vị.
  • Đối với gạo nhiễm ấu trùng gạo, nhưng khi chưa thành mọt thì việc gia nhiệt qua chế biến, đun nấu sẽ không ảnh hưởng gì đến chất lượng và hương vị gạo.

Các loại thuốc diệt mọt gạo

  • Quickphos 56%
  • CelPhos 56%
  • Alumnium Phospide 56%
  • Metyl Bromide 98%

Bên cạnh đó, để có cách diệt mọt gỗ hiệu quả hơn, bạn có thể tìm hiểu thêm những thông tin về Mọt gỗ và cách diệt mọt gỗ hiệu quả nhất.