Môi trường sống cơ bản nhất của mối được biết đến là trong các thân gỗ, chúng thường đục tổ trong thân gỗ và lấy nguồn thức ăn từ những đường xây tổ mối. Liệu môi trường sống của mối có phải chỉ ở trong thân gỗ như chúng ta thường thấy? Cùng xem những bí ẩn về môi trường sồng và nguồn thức ăn của mối trong tự nhiên ở bài viết dưới đây.

Môi trường sống của mối

Tổng qua về loài mối

Mối là loài côn trùng nguyên thủy đã có mặt trên trái đất khoảng 200 triệu năm. Về phương thức sinh sống thì mối (Isoptera) và ongkiến (Hymenoptera) rất giống nhau, đều sống thành quần thể có tính xã hội hóa cao.Mối thuộc lớp côn trùng (Insecta) và nằm trong bộ cách bằng hay bộ mối (Isoptera). Bộ này có hơn 2.600 loài trên toàn thế giới và 50 loài tại Bắc Mỹ. Chúng sinh sống nhiều nhất tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.Nguồn gốc tên Isoptera trong tiếng Hy Lạp nghĩa là hai cặp cánh thẳng. Mối được gọi là “kiến trắng” trong nhiều năm và thường bị nhầm lẫn với các kiến thực sự.
Ở Việt Nam theo tác giả Lê Bình Lợi, Nguyễn Đức Khảm mối nằm chủ yếu trong ba họ: Kalotermitidae (Mối gỗ khô), Rhinotermitidae (Mối gỗ ẩm) và Termopsidae (Mối đất).Theo đặc tính gây hại người ta chia làm 3 nhóm: Mối ngoài đồng; Mối rừng và Mối hại côn trùng (gồm hai nhóm mối đất và mối gỗ khô).Ở Việt Nam, qua điều tra nhiều năm người ta thấy loài phổ biến nhất thường phá hoại các công trình xây dựng (95 – 97% theo tác giả Nguyễn Chí Thanh năm 1996) là giống mối nhà Coptotermes, thuộc họ Rhinotermitidae.
Sự phá hoại của mối 2

Mối chọn môi trường sống như thế nào

Tổ mối chính là nơi mối chúa trú ngụ. Mối là loài côn trùng đục khoét nên chúng rất thích đất và nước. Chính vì thế mà chúng thường tìm những đồ gỗ để gần nguồn nước và đất làm tổ để tiện cho việc sinh hoạt. Mối thường làm tổ trong lòng đất sâu từ một đến hai mét.
Nhưng mối vẫn là loài háo nước nên chúng cũng vẫn làm tổ bên trên gần nguồn nước để tiện hoạt động tìm thức ăn. Vì vậy mà mối không chỉ làm tổ ở khu dân sinh mà còn làm tổ ở đê đập để thỏa tính háo nước. Tổ mối được làm theo kiểu đục rỗng ruột nên nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trinh đê đập của dân chúng. Thế nên các bạn cần ý thức diệt mối là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cuộc sống.

Tổ mối ở trong gỗ

  • Thông thường loài mối mà bạn thấy và bắt gặp thường ở trong thân gỗ hoặc những nơi có sự xuất hiện của gỗ, đây chính là loại mối gỗ khô.
  • Các tổ mối chỉ là những hang rỗng được mối đục theo các đường dích dắc, mối thường đùn phân ra ngoài tương tự như một đống cát thông thường.
  • Tuy nhiên chỉ cần quan sát kỹ chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra tổ mối. Mối thường ở trong gỗ, nhưng một số trường hợp khác bạn có thể thấy chúng tấn công sách vở, quần áo hay một số nơi có môi trường khá ẩm.

Mối và sự liên hệ với môi trường đất và nước

  • Các loại mối thường có kiến trúc tổ khác nhau, tuy nhiên chúng lại có đặc tính chung là các tổ mối thường liên hệ với môi trường đất và nước.
  • Không chỉ là một hệ thống tổ bao gồm tổ chính và một số tổ phụ khác có được số lượng cá thể lớn, tổ mối thường có độ sâu dưới lòng đất có khi lên tới 2m.
  • Hệ thống tổ mối thường được đào sâu dưới nền đất và có cấu trúc liên hệ lên trên, đa phần các tổ mối đều có nguồn dẫn đến và nối với nguồn nước.
  • Đôi khi tổ mối nằm trên mặt đất. Các tổ mối thường có độ rỗng và chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền vững của các công trình kiến trúc hoặc một số đồ dùng nội thất.

Mối thợ

CÁCH NHẬN BIẾT TỔ MỐI XUNG QUANH NHÀ BẠN

1. Tổ mối chỉ ở trong gỗ
Ở nước ta, loài mối thường gặp là mối gỗ khô (cryptotermes domestices). Tổ chỉ là các hang rỗng, chúng đục dích dắc trong gỗ, đùn một phần phân ra ngoài, rơi xuống như đống cát nhỏ xíu. Chúng ta có thể căn cứ vào đặc điểm này có thể phát hiện ra chúng. Tuy mối ở trong gỗ nhưng cũng đục vào sách vở, quần áo để nơi kế cận tổ. Loài này mỗi tổ có khoảng ba bốn trăm con, chỉ cần phat hiện tổ và dùng sơ ranh tiêm thuốc đặc trị mối trực tiếp vào tổ là diệt được.
2. Tổ mối trong gỗ
Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở ngoài tổ. Phần lớn các loài có cấu trúc một hệ thống tổ gồm một tổ chính và nhiều tổ phụ để dung nạp được số lượng cá thể lớn. Tổ chính có mối vua và mối chúa. Nhiều loài tổ ở sâu trong lòng đất từ 1-2m.
Hệ thống tổ của loài mối nhà (copt. Formosanus) vừa ở dưới đất nền và trong kết cấu phía trên; đôi khi nằm hoàn toàn phía trên, song vẫn có đường nối với nguồn nước. Đối với đê đập, độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình nên cần thiết phải phát hiện tổ để xử lý. Kinh nghiệm lâu đời của nhân dân ta là vào cuối mùa xuân, phất hiện thấy nấm là đào được tổ.
3. Tổ mối có liên hệ đến đất và nguồn nước
Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở ngoài tổ, phần lớn các loài có cấu trúc một hệ thống tổ gồm một tổ chính và nhiều tổ phụ để dung nạp được số lượng cá thể lớn, tổ chính có mối vua và mối chúa, có nhiều loài tổ ở sâu trong lòng đất đến 1-2m.
Hệ thống tổ của loài “mối nhà” (Copt. Formosanus) vừa ở dưới đất nền và trong các cấu kiện phía trên; đôi khi nằm hoàn toàn phía trên, song vẫn có đường nối với nguồn nước.
Đối với đê đập, độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình nên cần thiết phải phát hiện tổ để xử lý, kinh nghiệm lâu đời của nhân dân ta là vào mùa xuân, phát hiện thấy nấm vũ hoá là đào được tổ; các đối tượng khác, độ rỗng của tổ ít ảnh hưởng.
XEM THÊM: Mối – Những điều cần biết về loài mối