Mọt thóc là một trong những loại côn trùng gây hại khiến cho rất gia đình, doanh nghiệp đau đầu vì chúng làm ảnh hưởng đến lúa, gạo, ngô,…nhưng để diêt trừ chúng cũng không phải một điều dễ dàng. Hiểu được nổi lo của bạn, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin hữu ích về mọt thóc cũng như những cách bạn có thể áp dụng để diệt trừ chúng với hiệu quả rất tốt. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cách diệt mọt hiệu quả hơn.

Mọt thóc và cách diệt con mọt thóc hiệu quả

Những thông tin hữu ích về loài mọt thóc

  • Mọt thóc là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cóc lưu trữ có tầm quan trọng kinh tế, bao gồm lúa mì, gạo và ngô.
  • Con trưởng thành dài khoảng 2 mm với mỏ dài.
  • Màu sắc cơ thể thoạt nhìn thì có màu nâu hoặc đen nhưng nhìn kỹ thì có bốn điểm màu cam / đỏ phân bố trong một chữ thập trên vỏ cánh.
  • Nó có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với loài mọt ngô tương tự, nhưng có được một số tính năng phân biệt. Con trưởng thành sống đến 2 năm. Con cái đẻ 2-6 trứng mỗi ngày và số lượng trứng đẻ lên đến 300 quả trong suốt cuộc đời nó. Chúng đẻ trứng vào lỗ hạt gạo.
  • Ấu trùng phát triển trong hạt và chui ra lúc ăn. Kiểm soát mọt thóc bằng cách tách riêng thóc bị mọt ra.
  • Mọt lúa ở mọi giai đoạn phát triển có thể giết chết bằng cách làm lạnh dưới 0 °F (−18 °C) trong 3 ngày hoặc làm nóng 140 °F (60 °C) trong 15 phút

mọt lúa

Những cách tiêu diệt mọt thóc hiệu quả (Mọt lúa, mọt gạo)

  • Cho lá xoan hoặc lõi cây xoan, thân cây vừng (mè) vào chỗ chứa thóc , trên dùng vỉ đậy kín, thóc sẽ để được lâu.
  • Lấy một ít hoa tiêu, dùng nước đun lên, sau đó đem túi vải nhúng vào đó, nhúng cho thấm khắp rồi nhấc ra, phơi khô. Khi đổ vào đó thì nhớ dùng vải phin sạch gói lấy một ít hoa tiêu nữa làm mấy gói nhỏ, bỏ xuống dưới, giữa và trên thóc.
  • Túm chặt miêng bao vải lại, để vào chỗ râm mát thông gió. Như vậy thóc sẽ không có sâu mọt nữa.
  • Rải một lớp tro bếp dày độ 3 – 4 cm xuống dưới đáy của thùng đựng thóc, dùng mấy tờ giấy trắng hay vải phin đậy lên. Sau đó đổ thóc vào, đậy nắp cho chặt lại. Như vậy có thể giữ thóc trong thời gian dài. Nếu như lại lót lên mặt lớp thóc một lớp giấy trắng hay vải phin rồi rải thêm một lớp tro bếp nữa đậy nắp cho thật kín, thì hiệu quả càng cao hơn nữa.
  • Vùi vào thùng thóc một cái cốc đựng rượu, miệng cốc phải cao hơn mặt thóc, đổ vào cốc 50g rượu trắng, không đậy nắp.
  • Sau đó đậy nắp thùng thóc lại. Cốc rượu kia sẽ phát huy tác dụng diệt khuẩn, mối mọt.
  • Cũng có thể tách một số nhánh tỏi khô hoặc cắt đôi quả ớt, moi bỏ hạt cho vào thùng thóc. Làm như vậy cũng có tác dụng phòng sâu mọt.
  • Những phương pháp trên có thể dùng phối hợp với nhau. Đòng thời có thể sử dụng cả cho bột mì và các loại ngũ cốc khác.
  • thóc rất hay bị mọt, nhất là trong điều kiện ẩm ướt. Đã có cách ngăn ngừa loại côn trùng này.
  • Rải một lớp tro bếp dày 3 – 5 cm xuống đáy thùng, dùng tờ giấy trắng hay vải phin đậy lên. Sau đó, đổ thóc đã hong khô vào thùng, đậy chặt nắp. Cách này có thể bảo quản thóc trong thời gian dài, không ẩm, mọt.
  • Tách một số nhánh tỏi khô hoặc cắt đôi quả ớt, bỏ hạt, cho vào thùng thóc.
  • Vùi vào thùng một cốc đựng rượu. Đổ vào đó khoảng 1/4 lít rượu trắng. Sau đó đậy nắp thùng lại. Cốc rượu kia có tác dụng diệt khuẩn mà không làm ảnh hưởng đến hương vị thóc

Bên cạnh đó bạn cũng có thể áp dụng những cách diệt mọt gỗ kết hợp với những cách được kể ở trên để mang lại hiệu quả tiêu mọt thóc tốt nhất. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích nhất.