Chuột phá hoại lương thực của chúng ta trên đồng ruộng, vườn cây trái, các thức ăn gia cầm, gia súc, trong khi đang chế biến, vận chuyển hay cất giữ, khi để trong siêu thị, nhà hàng hay tại gia đình. Những gì chúng không ăn, chúng cũng có thể làm hư hại hay làm ô nhiễm do phân, lông hay nước tiểu của chúng. Chúng ta thường biết đến chuột là một loài động vật gây hại mà con người luôn muốn diệt trừ, nhưng bên cạnh đó chúng cũng có những đặc điểm rất thú vị. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loài chuột trong bài viết dưới đây.

Loài chuột – những sự thật thú vị về loài chuột

Thông tin tổng quát về loài chuột

Chuột thuộc loài động vật có vú, bộ gặm nhấm. Chúng không chỉ đa chủng loại mà số lượng lại rất lớn, dễ thích nghi với mọi điều kiện tự nhiên nên sự phân bố “cư dân” rất rộng lớn, dường như không ở đâu không có chuột. Thêm nữa, chúng không hề cần việc “sinh đẻ có kế hoạch”.Tuy tuổi thọ của chuột ngắn – nói chung chuột thường chỉ sống 1 – 2 năm, có con 2 – 3 năm; riêng chuột hoang sống quá 6 năm, rái cạn sống tối đa 9 năm – nhưng mức sinh sản của chúng thì thật phi thường, tạo ra dòng giống đông “ngập tràn lãnh thổ”.
Những đặc điểm chung phổ biến ở loài chuột:

  • Mõm nhọn, mắt đen, to, lông mềm, đuôi dài và có một lớp vẩy ngắn nhỏ.
  • Bộ răng cưa chuột gồm 4 chiếc, răng cửa và 12 răng hàm, răng thường xuyên phát triển nhanh, mỗi năm dài thêm 12mm, do vậy chuột rất thích gậm nhấm
  • Răng của chúng không chỉ để tìm kiếm thức ăn mà còn nhằm làm mòn và hạn chế sự phát triển của răng để không ảnh hưởng đến đời sống của chuột. Răng cửa chuột còn dùng để giữ thức ăn, cắn nhau và đào hang.
  • Răng của chuột khoẻ có thể gậm nhấm các đồ dùng bằng gỗ, đồ dùng bằng nhựa, gậm nhấm
  • Xúc giác của chuột đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, xác định đường đi.
  • Những râu mép trên mặt chuột có thể là cơ quan rất nhạy cảm, nhờ râu mà chuột có thể phán đoán kích thước các lỗ hổng cũng như kích thước của hang.
  • Bộ lông chuột có những lông “cảnh giác” dài và rất nhạy cảm nó có vai trò trong tập tính thăm dò và tìm kiếm thức ăn.
  • Chuột thường đi theo lối mòn cố định nên con người thường tìm lối đi của chuột để đặt bẫy.
  • Chuột khá nhanh nhạy và hay “đa nghi” trong hoạt động sống của chúng rất thận trọng và dè dặt
  • Chuột ít hoạt động vào ban ngày chủ yếu là ban đêm, khi chúng hoạt động thường các con nhỏ ra khỏi nơi ẩn nấp trước, sau các con lớn mới xuất hiện.
  • Vị giác chuột có khả năng phát hiện ra một số chất độc trong các bả thuốc.
  • Khức giác của chuột rất nhạy bén và có vai trò quan trọng, chuột thường thông qua mùi có thể phân biệt được các thành viên trong bầy với những kẻ lạ mặt và có thể phát hiện hoặc né tránh các đồ vật, bẫy có mùi của con người.

Loài chuột

Tác hại do chuột gây ra và cách diệt chuột hiệu quả tại nhà

Loài chuột gây ảnh hưởng thế nào

  • Phá hoại làm tiêu hao nông sản, phân chuột có khắp mọi nơi, chúng gây tác hại nhiều mặt đối với con người như: ăn hại lương thực làm hư hỏng vật dụng trong nhà, lây truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho con người…
  • Mỗi ngày một con chuột nhắt ăn một lượng thức ăn bằng 50 – 75% khối lượng cơ thể của nó.
  • Bệnh dịch hạch là bệnh nguy hiểm nhất mà chuột gây ra cho người, người mắc bệnh dịch hạch dễ dẫn đến tử vong.
  • Bệnh truyền từ chuột sang người qua phân và qua vết đốt của bọ chích, có thể truyền qua thức ăn, nhiễm nước tiểu chuột,
  • Nhưng thiệt hại đáng kể do chuột gây ra là số nông sản bị vương vãi dơ bẩn.Nhiều loài chuột còn mang kí sinh trùng truyền bệnh cho người và gia súc.
  • Do vậy công tác diệt chuột không những có ý nghĩa quan trọng trong khâu bảo quản nông sản mà còn phòng chống các dịch hạch và các loại bệnh khác do chuột rây ra cho con người.

Cách diệt chuột an toàn tại nhà

  • Có thể dùng bẫy chuột.
  • Nuôi mèo trong nhà.
  • Dùng tinh chất bạc hà hay dùng bạc hà khô treo ở những nơi chuột hay lui tới. Khi ngửi thấy mùi bạc hà chuột sẽ chạy mất.
  • Tương tự bạn cũng có thể dùng bột quế hay tinh dầu quế để đuổi chuột.
  • Dùng khoai tây nghiền hoặc xi măng khô để làm mồi cho chuột ăn. Khi ăn phải khoai tây hoặc xi măng chuột sẽ bị khát nước. Khi gặp nước vào khoai tây hoặc xi măng sẽ nở ra trong dạ dày chuột và chúng sẽ bị chết.

Cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
  • Tiêu diệt chuột trên phạm vi sinh sống của gia đình.
  • Tránh tiếp xúc với chuột hay các chất thải của chuột.
  • Có chế độ vệ sinh, chăm sóc cẩn thận khi bị chuột cắn, rửa sạch vết thương và sát trùng.
  • Khi phát hiện có chuột chết nên dùng tay ni lông gói chuột vào túi bóng rồi cho vào thùng rác. Tránh trường hợp phát tán virus, vi khuẩn có trong chuột ra môi trường sống gây nên các dịch bệnh.
  • Dọn nhà sạch sẽ, tránh để những vật dụng bừa bãi làm nơi ẩn náu và sinh sống cho chuột.
  • Khi có những biểu hiện phát bệnh sau khi bị chuột cắn, hay tiếp xúc với các chất thải của chuột nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị kịp thời.

Tác hại của loài chuột

Những loài chuột phổ biến mà bạn thường bắt gặp

  • Chuột mái: có chiều dài trung bình của cơ thể từ 16cm – 20 cm, đuôi dài từ 19 cm – 25 cm. Chúng ở các vị trí trên cao của tòa nhà, làm tổ trên mặt đất, trên cao và tìm kiếm thức ăn trên mặt đất..
  • Chuột cống: có cơ thể to chắc hơn và có tập tính thường xuyên đào đất. Chiều dài cơ thể từ 18cm – 25 cm và đuôi dài từ 15cm – 21cm. Chúng thường cư ngụ trong các hang bên dưới đất, dọc theo bên bờ các đường cống, hệ thống thoát nước gần nguồn thức ăn như các khu vực rác thải. Nếu như nguồn thức ăn bên ngoài khan hiếm hoặc khi mật độ dân số chúng gia tăng, chúng có thể tấn công vào bên trong nhà để kiếm thức ăn.
  • Chuột nhắt: cũng rất phổ biến trong khu vực con người sinh sống, có thể được tìm thấy trong các khu vực chế biến thức ăn. Do kích thước nhỏ bé nên chúng có khả năng sống sót gần như hầu hết các nơi và khu vực hoạt động của chúng hiếm khi vượt quá 8m. Cơ thể chuột nhắt dài từ 6cm – 9cm, đuôi dài từ 7cm – 10 cm.

Chuột nhắt: MUS MUSCULUS

Trừ con người ra thì chuột là loại động vật có vú đông và phổ biến nhất trên trái đất. Chuột nhắt là loại gặm nhấm gây hại số một của chúng ta.
Chuột nhắt có một cơ thể nhỏ bé, mảnh. Con trưởng thành có trọng lượng từ 20 tới 30 gram. Tai rộng, đuôi có hoặc không có lông và dài bằng cả phần đầu và phần thân công lại. Lông thường có màu xám đen ở lưng và màu xám trắng ở bụng, nhưng có thể có rất nhiều màu khác nhau. Bạch tạng, đen, giữa đen và trắng đã được thấy ở trong phòng thì nghiệm. Chúng ta có thể phân biệt chuột nhắt với chuột cống con bằng kích thước phần đầu và chân sau.
Thỉnh thoảng loài chuột nhỏ và thậm chí loài chuột hiếm hơn như chuột đồng, chuột túi cũng xâm nhập vào các tòa nhà của chúng ta nằm gần các cách đồng hay bìa rừng, và chúng có thể bị nhầm lẫn với chuột nhà. Có thể phân biệt giữa chuột đồng và chuột nhà một cách dễ dàng bằng những đặc tính riêng biệt của chúng
Đặc tính chung về sinh học và sinh sản:
Con chuột nhắt cái có thể sinh sản khoảng 4 tới 7 con mỗi lứa và giai đoạn mang thai là 19 ngày. Con con khi sinh ra chưa mở mắt và không có lông. Khoảng 7 tới 10 ngày lông sẽ mọc, mắt mũi cũng sẽ mở ra. Khoảng thời gian từ 3 tới 4 tuần, con con sẽ bò đi khoảng ngắn phía ngoài tổ, ăn loại thức ăn cứng và tìm hiểu xung quanh. Con cái chỉ đẻ khoảng 8 lứa trong suốt quãng đời, Mặc dù nếu các điều kiện thuận lợi, chúng có khả năng cứ 24 đến 28 ngày chúng sẽ đẻ một lứa. Khoảng 5 đến 8 tuần thì cơ quan sinh dục của con con sẽ hoàn thành. Cuộc đời thông thường của một con chuột hoang khoảng 1 năm hoặc chưa tới.
Những nơi thường chuột thường làm tổ: 

  • Bên trong nhà, chuột nhắt làm tổ gần nguồn thức ăn, và một khi chúng đã lập tổ thì chúng sẽ sống gần gũi với các tòa nhà, di chuyển một khoảng ngắn giữa nguồn thức ăn và tổ. Một tổ tốt rất là quan trọng cho việc sinh sản thành công và việc tồn tại của chuột nhắt. Tổ này cung cấp độ ấm, an toàn cho cả con con và con mẹ. Bên trong nhà, tổ thường được làm ở giữa các bức tường, tủ, trần nhà và khoảng trống bên trong các ngăn kéo và trong các trang thiết bị lớn (như chân tủ lạnh hoặc lò nấu), trong các hộp lưu giữ, tủ, bàn hoặc trong các dụng cụ nhồi bông.
  • Bên ngoài, chuột nhắt làm tổ trong các đống rác thải, các hang dưới đất. Tổ có thể được làm bằng giấy, bông hay bất cứ chất liệu mềm khác được cắn nhỏ ra tạo thành một cái nệm mềm. Khi không sẵn có một vị trí tốt để làm tổ, chuột nhanh chóng thích nghi. Ví dụ: chúng đã được tìm thấy làm tổ trong các đống thịt bên trong kho lạnh có nhiệt dưới 0 độ.

Những nơi thường xuất hiện chuột nhắt:
Ở những nơi nhiễm nhiều chuột, chuột đi kiếm thức ăn vào ban đêm và mạnh nhất vào lúc trạng vạng tối và trước khi trời sáng. Với những tòa nhà mà thắp sáng liên tục, chuột thường hoạt động vào những lúc yên tĩnh nhất. Hầu hết những trường hợp ở thành phố chuột xuất hiện ban ngày thường chỉ ra rằng khu vực này nhiễm rất nhiều chuột, mặc dù vẫn có những ngoại lệ.
Con trưởng thành ăn khoảng 3 đến 4 gam thức ăn mỗi ngày. Chuột sẽ ăn hầu hết mọi thứ, nhưng chúng thích các loại ngũ cốc hay các hạt hơn. Thịt, đậu phộng, bơ đậu phộng và nhiều loại chất lỏng ngọt khác và kẹo cũng được chúng lấy đi. Chuột nhắt thậm chí còn ăn thịt lẫn nhau. Đặc biệt là khi nguồn thức ăn khan hiếm hay những khi khó khăn. Điều này các chuyên gia thường thấy khi họ đi kiểm tra các bẫy bắt sống chuột mà có vài con đồng thời bị mắc chung một bẫy, một con (con khỏe nhất) thường giết và ăn thịt những con kia. Trong các tòa nhà mà nhiễm nhiều gián Đức, chuột nhắt sẽ bắt và ăn thịt gián (vì gián có thể cung cấp một lượng protein và độ ẩm phong phú).
Chuột nhắt cần một lượng thức ăn và nước uống rất nhỏ để tồn tại. Khi chúng gặp nguồn nước nhiều, chúng sẽ uống một cách nhiệt tình khoảng 3 đến 9 mm mỗi ngày. Chuột nhắt có thể sống mà không cần có nguồn nước bởi vì chúng có thể lấy đủ nguồn nước cần thiết từ nguồn thức ăn của chúng. Hơn nữa, chuột nhắt có chức năng cơ thể đặc biệt giúp chúng có khả năng giữ nước và/hoặc sản sinh ra nước khi nguồn nước hiếm hoặc khi hạn hán.
Loài chuột - Con chuột nhắt

Chuột cống RATTUS NORVEGICUS (BERKENHOUT)

Chuột cống còn có cái tên như là chuột cống nhà, chuột nâu, chuột cống, chuột nước, chuột xám. Chúng lần đầu tiên xâm nhập vào nước Mỹ qua các tàu buôn và những người nhập cư khoảng năm 1775. Giờ đây chúng là loại chuột phân bố rộng rãi nhất nước Mỹ, được tìm thấy ở tất cả các bang (tuy nhiên ở một số bang, chuột mái nhà phổ biến hơn). Chuột cống to nhất, khỏe nhất, hung dữ nhất và có khả năng thích nghi trong việc sinh sản cũng như tồn tại ở những khu vực có khí hậu lạnh tốt hơn chuột mái nhà và các loại chuột khác.
Chuột cống có cơ thể rắn chắc, con trưởng thành có trọng lượng từ 200 đến 500 gam. Cũng có những con nặng hơn trọng lượng này (người ta thường nói quá lên rằng chúng to như con mèo mỗi khi họ nhìn thấy), nhưng mà rất hiếm. Lông chúng cứng và có màu hơi nâu cho tới hơi đỏ, phần bụng có màu trắng vàng, nhưng còn có nhiều màu khác nhau bao gồm cả màu đen. Mũi cùn, tai nhỏ, kín và không chớp mắt khi kéo xuống. Đuôi có vảy và hầu như không có lông
Đặc tính chung về sinh sản:
Thời điểm sinh sản mạnh nhất của chuột cống vào mùa thu và mùa xuân trong năm, giảm vào mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh giá. Sau khi giao hợp và một thời kỳ mang thai khoảng 22 ngày, chuột mẹ sẽ đẻ một lứa tứ 8 đến 12 con con. Lúc mới sinh thì con con không lông và chưa mở mắt. Sau khoảng 9 đến 14 ngày mắt sẽ mở và từ 10 đến 15 ngày sau đó thì chúng thôi bú. Vào thời điểm này, chuột con bắt đầu đi ra khỏi tổ một khoảng cách ngắn, bắt chước con mẹ làm quen với môi trường xung quanh, nguồn thức ăn, nơi ẩn nấp và đào hang.
Con con phát triển giới tính sau khoảng ba tháng tuổi, mặc dù ở điều kiện thuận lợi thì có thể chỉ cần 8 tuần. Cứ 4 đến 5 ngày con cái có thể động đực và chúng có thể giao hợp trong vòng một hoặc hai ngày sau khi sinh. Trung bình một con chuột cái sinh từ 4 đến 7 lứa mỗi năm và có nuôi sống khoảng 20% hoặc hơn mỗi năm. Nếu được nuôi dưỡng thì chuột cống có thể sống tới 3 năm, nhưng ở điều kiện tự nhiên thì chúng sống trung bình từ 5 đến 12 tháng.
Đặc điểm chung về sinh học:
Chuột cống cần khoảng 25 đến 39 gram thực phẩm mỗi ngày. Chúng thích các loại thức ăn có hàm lượng protein và các bonhydro cao. Chúng dường như cũng thích các loại thức ăn như các hạt ngũ cốc, thịt, cá, thức ăn của gia súc, gia cầm, rau quả tươi. Những con sống bên ngoài sẽ tìm kiếm nguồn thức ăn có sẵn, hoặc chúng sẽ tấn công vào các toà nhà vào ban đêm để kiếm thức ăn và trở về hang sau khi ăn. Những con chuột sống ở các cánh đồng và những khu rừng thì sẽ giết và ăn các loài động vật có vú nhỏ và côn trùng. Ở dưới cống, chúng sẽ giết và ăn thịt gián Mỹ.
Chuột cống cần 15 đến 30 ml nước mỗi ngày khi ăn các thức ăn khô, nhưng chúng sẽ cần ít hơn nếu như nguồn thức ăn sẵn ẩm ướt. Không giống như chuột nhắt, chuột cống không thể sống lâu nếu thiều nước. Bên trong và xung quanh các tòa nhà, chuột cống lấy nước trực tiếp từ bồn rửa và toilet, hố nước mưa đọng, sương sớm, hoặc nguồn nước rò rỉ từ việc ngưng tụ của các đường ống.
Khi cần thiết, chuột cống sẽ leo lên cầu thang, đường ống, đường dây và những bức tường thô ráp để vào bên trong tòa nhà hoặc để tìm kiếm thức ăn và nước. Chuột cống hoạt động mạnh về đêm, cao điểm vào lúc nhá nhem tối và trước khi trời sáng. Nhưng khi mật độ chúng quá đông, bị quấy phá hay đói thì chúng sẽ xuất hiện vào cả ban ngày.
Loài chuột - con chuột cống -1
Ổ chuột cống thường ở đâu:

  • Chuột cống thuột loài động vật mang tính xã hội và sống theo bầy đàn. Vì thế, một số cách sinh sống của chuột nhắt cũng tương tự như chuột cống, nhưng chúng có một số sự khác biệt đặc trưng sẽ được thảo luận dưới đây.
  • Trên các trang trại, chúng sinh sống trong các nhà kho, kho thóc, chuồng trại.
  • Ở các thành phố, chuột cống làm tổ ở dưới đất khi có khoảng đất trống. Nó cũng có thể làm tổ và sống cả đời ở bên trong các tòa nhà ở thành phố.
  • Chuột cống sinh sống ở những khu có dân cư, tất cả các khu vực chứa thực phẩm, nhà chứa, nhà kho, khách sạn, sở thú, cống rãnh, bãi rác…Chúng cũng thường xuyên được tìm thấy sinh sống ở quanh các ao hồ, bãi cỏ trong công viên.

Những nơi bắt gặp loài chuột cống nhiều nhất:

  • Bên trong nhà, chuột cống thích làm tổ xung quanh các tầng thấp của tòa nhà, nhưng với số lượng nhiều, chúng cũng có thể làm tổ ở các gác mái, trần giả và ở các tầng bên trên. Chúng có thể làm tổ ở những khoảng trống trong tường, bên dưới sàn nhà, tầng hầm, dưới và phía sau các thiết bị văn phòng, trong các tấm palet hàng.
  • Ở bên ngoài, chúng thường làm hang ở dưới đất dọc theo các chân tường. Hang của những con chuột mới xuất hiện thường là ngắn, có chiều dài từ 30 đến 50cm. Khi chúng trưởng thành, bắt đầu chăm sóc gia đình và số lượng chúng phát triển, hang sẽ được làm lớn lên và rộng ra.
  • Hầu hết lãnh thổ của những con chuột cống có bán kính từ 30 mét đến 50 mét tính từ tổ. Khi số lượng đông, thức ăn nơi ẩn náu nhiều thì bán kính này sẽ bị hẹp lại.
  • Tuy nhiên, nếu cần thiết thì chúng có thể di chuyển cả 100m hoặc hơn mỗi ngày để đi kiếm thức ăn và nước uống. Ở thành phố, hầu hết chúng sống bên trong các tòa nhà và khu công viên nơi có thể cung cấp đầy đủ những nhu cầu cần thiết cho chúng.
  • Một số tổ chuột cống có thể dùng chung nguồn thức ăn, nước uống và đường đi. Chúng còn có thể chung nhau một hệ thống hang lớn và còn sống gần với nhau. Nhưng khi số lượng phát triển, sự cạnh tranh bắt đầu gia tăng. Thường thì con đực trưởng thành sẽ chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ.

Loài chuột - con chuột cống

Chuột mái nhà: RATTUS RATTUS (LINNAEUS)

Chuột mái nhà này còn có cái tên như chuột đen, chuột tàu bè, chuột bụng xám, chuột Alexandrine, và chuột bụng trắng. về hình thức thì chuột mái nhà nhỏ hơn và mảnh hơn chuột cống. Con trưởng thành nặng từ 150 đến 250 gram. Màu lông thường là từ màu xám đen cho tới màu đen. Bụng màu từ trắng vàng tới xám. Mũi nhọn, tai rộng có thể tới mắt khi ta kéo xuống, đuôi dài và có thể chạm tới mũi.
Đặc tính chung về sinh học và sinh sản:

  • Người ta nghĩ rằng chuột mái nhà là loại chuột ăn kiêng sống cùng với con người bởi vì chúng chỉ thích ăn các loại hạt, thực vật như các loại rau quả tươi.
  • Chuột mái nhà có được cái tên như vậy vì theo bản năng tự nhiên chúng là những con leo trèo và thường sống trên mái nhà hoặc các khu vực cao phía trên tòa nhà.
  • Chúng có thể làm tổ trên cây, ven tòa nhà, bờ rào hoặc bên trong các tòa nhà.
  • Chúng tấn công vào bên trong qua mái nhà hoặc đường dây bên trong nhà, theo cách rất giống như những con sóc trèo cây.
  • Trong thực tế, vào ban đêm ta có thể nhìn thấy chúng di chuyển trên cây, dọc theo các đường dây, bờ rào.
  • Khi số lượng chuột trong khu vực gia tăng, chúng sẽ mở rộng các khu vực làm tổ, kể cả các hang dưới lòng đất, trong các khu dân cư, các khu khuôn viên nhà máy, các khu vực tầng trệt bên trong và dưới các đống rác.

Loài chuột - con chuột mái nhà

Những điều thú vị về loài chuột ít ai biết đến

  • Đuôi của một con chuột có độ dài gần bằng cả cơ thể: Đuôi của một con chuột có độ dài gần bằng cả cơ thể.
  • Chuột bị mù màu. Chúng cũng không thích ánh sáng ban ngày. Nói cách khác, chuột là loài hoạt động về đêm. Trong bóng đêm, chúng mới có cơ hội tự tung tự tác.
  • Chuột khi mới sinh bị mù và chúng cũng không có lông trên cơ thể
  • Thính giác của chuột rất tốt.Tai chuột có thể nghe được siêu âm. Chúng có thể nghe thấy những âm thanh trong phạm vi siêu âm. Khi liên lạc với nhau, chuột tạo ra cả những âm thanh thông thường (con người có thể nghe thấy) và cả siêu âm (âm thanh mà tai người không thể nghe thấy được).
  • Nước tiểu của một con chuột đực khác với nước tiểu của một con chuột cái. Thành phần nước tiểu của chuột đực có 5 yếu tố mà nước tiểu của chuột cái không có.
  • Răng chuột phát triển siêu nhanh
  • Chuột ngủ hơn 12 tiếng một ngày. Hẳn rất nhiều người trong số chúng ta cũng phải ghen tỵ với loài chuột về mặt này.
  • Chuột có tổ chức rất gọn gàng. Những con chuột được thuần hóa hay nuôi làm thú cưng còn biết chia tổ thành chỗ để ăn uống, ngủ và đi vệ sinh!

Khả năng sinh sản cực khủng khiếp

  • Chuột là động vật khá thông minh. Chúng có thể chơi được một số ô chữ và tìm đường thoát ra khỏi mê cung.
  • Chuột có thể nhảy được lên cao 50cm. So với kích thước của loài chuột thì đây quả là một con số đáng nể. Không chỉ vậy, chuột cũng là một tay leo trèo và bơi lội cừ khôi.
  • Chuột mẹ có thể ăn chính chuột con mình đẻ ra .Giải thích rõ hơn về tập tính “man rợ” này, giới chuyên gia cho biết, khi vừa sinh xong, nếu cảm thấy nguồn thực phẩm không đủ để chăm sóc tất cả con non, chuột mẹ sẽ chọn ra đứa con yếu nhất hoặc bị dị tật để ăn thịt, nhằm tăng cơ hội sống cho các cá thể sơ sinh khỏe mạnh còn lại.
  • Theo khảo sát, chỉ trong 1 năm, một cặp chuột cống gây ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít cộng lại có thể tới 15.552 con! Nguyên do là chuột phát dục nhanh, số lần đẻ nhiều, thời gian mỗi lừa đẻ ngắn, số con mỗi lần đẻ đông.
  • Ở điều kiện bình thường, chuột cống loại có thân hình tương đối nhỏ, có thể đẻ 2 – 8 lứa/năm; 20 ngày tuổi là mở mắt là có thể rời mẹ để sống độc lập. Và chuột cống 2 – 3 tháng tuổi là có thể bắt đầu mang thai (bầu) rồi.
  • Phần lớn các giống chuột đẻ quanh năm, cả mùa khô và mùa mưa. Nhưng một số ít giống chuột chỉ sinh sản vào mùa Xuân và mùa Thu thời tiết ấm, mát. Trong số này, chuột hoang, rái cạn, chuột nhảy sống ở đồi hoang, đồng cỏ, sa mạc thì sức sinh sản thấp, chỉ đẻ mỗi năm 1 lần, và mỗi lần đẻ từ 2 đến 8 con.
  • Chuột có nhiều đặc điểm và tập tính. Chúng tôi chỉ nói tới một đặc điềm và tập tính tiêu biểu, cũng là cái tạo nên nguyên nhân gây hại của nó.

Chuột mẹ có thể ăn chính chuột con mình đẻ ra

  • Trong thần thoại Hy Lạp, thánh Apollo đôi khi được gọi là Apollo Smintheus, nghĩa là thánh Apollo chuột. Trong đền thờ ông còn có một con chuột bạch dưới bàn thờ.
  • Thánh Hindu Ganesha – vị thánh của may mắn, tài sản và trí tuệ cưỡi một con chuột.
  • Tại Ai Cập, một con chuột được nấu chín có thể làm vị thuốc chữa nhiều loại bệnh, trong đó có cả đau dạ dày.
  • Nhiều người ngày nay vẫn tin rằng món thịt chuột nướng có thể chữa được bệnh đái dầm.
  • Chuột đã được thuần dưỡng hàng trăm năm nay. Ở Anh, câu lạc bộ chuột quốc gia (National Mouse Club of Britain) được thành lập từ năm 1895.
  • Một số con chuột còn giả chết nếu quá sợ hãi hoặc không tìm được cách thoát thân.
  • Chuột vẫn chăm sóc các con chuột sơ sinh dù đó không phải là con mà chúng sinh ra.