Hiện nhà bạn đang bị kiến lửa “ghé thăm” mà bạn không biết xử lý như thế nào? Bạn muốn tìm kiếm những cách diệt kiến lửa tận gốc với hiệu quả ca? Vậy đây sẽ là bài viết mà bạn có thể tìm thấy những thông tin ấy. Chúng khiến chúng ta cảm thấy phiền toái bởi kiến lửa là loại kiến toàn thân có màu đỏ, thường hay đốt người là vết đốt của chúng thì rất đau, gây khó chịu và bất tiện cho những ai bị chúng tấn công. Những cách diệt kiến lửa sau đây sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa những nguy cơ trở thành nạn nhân của chúng.

Cách diệt kiến lửa tại nhà

Những cách đuổi kiến lửa, diệt kiến lửa hiệu quả nhất hiện nay

Cách diệt kiến lửa tận gốc và hiệu quả nhất

Đặc điểm của kiến lửa

Hình dáng của kiến lửa

Kiến lửa là tên gọi chung cho nhiều loại kiến trong chi kiến Solenopsis (điển hình là loại kiến lửa đỏ). Thân hình nhỏ bé, thường có màu vàng đỏ như lửa, chúng có thể tấn công con người bằng những vết đốt rất đau. Đây là loài dịch hại chính trong nông nghiệp, không chỉ phá hoại mùa màng mà còn tấn công con người.
Về chi tiết, đầu và thân của chúng có màu đồng hoặc nâu, màu sắc ở phần bụng thì đậm hơn. Những con kiến thợ thông thường dài khoảng 3-6mm trong khi kiến chúa thì to hơn nhiều khoảng 15mm. Râu của kiến lửa thì chia làm hai phần rõ rệt, dễ thấy nhất khi nhìn từ phần trên của loài kiến sinh sản cái.

Vòng đời của kiến lửa

  • Thời gian trung bình để trứng nở thành kiến trưởng thành là khoảng 30 ngày. Vòng đời của 1 con kiến thợ thì kéo dài trong khoảng 180 ngày, kiến chúa thì có vòng đời lâu hơn, khoảng từ 2-6 năm.
  • Trong khi sống thành đàn trong tổ, thực hiện quá trình giao phối thì mỗi con kiến chúa sẽ tìm một nơi thích hợp để để trứng. Một con kiến chúa có thể đẻ đến 125 quả trứng vào cuối mùa xuân.
  • Ấu trùng sẽ nở trong khoảng 8-10 ngày, giai đoạn nhộng thì kéo dài từ 9-16 ngày. Những con nhộng sẽ ăn các chất tiết ra từ tuyến nước bọt của kiến chúa và các cơ cánh gãy cho đến khi các kiến thợ đầu tiên ra đời.
  • Sau khi lứa ấu trùng đầu tiên này nở thành kiến thợ, kiến chúa sẽ quay lại nhiệm vụ ban đầu là đẻ trứng trong khi những con kiến thợ sẽ làm nhiệm vụ chăm sóc ấu trùng, xây tổ và tìm thức ăn.

Thói quen và tập tính

  • Kiến lửa thích môi trường ấm áp và có nhiều nắng. Chúng thích sống ở những cánh đồng khô hạn và tránh những nơi có bóng râm như cây cối.
  • Tổ của kiến lửa có thể xác định nhờ vào các đống đất cao (khoảng 40cm) hoặc cạnh các vật nằm trên mặt đất như khúc gỗ.
  • Vai trò của kiến thợ là tìm kiến các nguồn thức ăn. Nguồn thức ăn của kiến lửa có thể là động vật chết bao gồm côn trùng, giun đất, động vật có xương sống. Kiến thợ còn thu gom dịch ngọt và tìm thức ăn ngọt, protein và chất béo.
  • Khi gặp con mồi, đầu tiên kiến lửa đỏ sẽ dùng hàm trên kẹp chặt con mồi, sau đó chúng sẽ dùng kim tiêm nọc độc để giết chết con mồi.
  • Khi bị chọc tức, kiến lửa sẽ trở nên rất dữ dội, chúng có thể đốt rất đau và vết đốt của kiến lửa có thể tạo mụn mủ sau khoảng 48 giờ. Vết đốt của kiến lửa thường gây ra cảm giác nhói buốt dai dẳng khiến nạn nhân vô cùng khó chịu.
Đặc điểm kiến lửa

Đặc điểm của kiến lửa

Một số cách diệt kiến lửa tại nhà vô cùng hiệu quả

1. Cách đuổi kiến lửa bằng các nguyên liệu tự nhiên

  • Các nguyên liệu tự nhiên dễ tìm như chanh, muối, phấn viết, tiêu, quế… có khả năng diệt kiến lửa rất tốt. Bạn có thể để gần tổ kiến hoặc các đường kiến bò để diệt kiến lửa.
  • Bạn cũng có thể sử dụng hàn the kết hợp với axit boric như một cách trị kiến lửa. Hàn the và axit boric là chất độc dùng để diệt các loại kiến nói chung và kiến lửa nói riêng. Khi kiến ăn các chất này vào sẽ sinh bệnh mà chết, xác của chúng nếu được các con kiến khác ăn thì cũng khiến những con kiến đó chết theo.

2. Diệt kiến lửa bằng thiên địch

Thiên địch số một của kiến lửa chính là loài ruồi lưng gù. Những con ruồi này thường đục đầu kiến để đẻ trứng vào. Chất hoá học tiết ra từ ấu trùng ruồi lưng gù sẽ làm cho những con kiến rụng đầu mà chết. Đây chính là cách diệt kiến lửa rất hiệu quả nhưng lại khó có thể thực hiện tại nhà

3. Cách đuổi kiến lửa bằng bột phấn

Bạn muốn tìm một cách đuổi kiến lửa và ngăn kiến lửa xâm nhập vào nhà? Bột phấn chính là câu trả lời cho câu hỏi bạn đang tìm kiếm. Chỉ cần rắc một ít bột phấn ở tổ kiến, trên đường đi của chúng sẽ khiến chúng tránh xa. Bởi vì thành phần của bột phấn có chứa chất làm cho kiến bị mất khả năng đánh mùi và giao tiếp. Chúng sẽ đi lung tung và không thể tìm được đường đi

4. Dùng thuốc để diệt kiến lửa

Một trong những cách diệt kiến lửa trong nhà chính là sử dụng các loại thuốc diệt kiến dạng bột hay dạng xịt. Một gợi ý đó là thuốc diệt kiến Maxforce Quantum. Loại thuốc này có khả năng lan truyền trong bầy đàn, từ đó diệt toàn bộ đàn kiến có trong nhà bạn.
Thành phần chính được chiết xuất từ các chất phụ gia sinh học, chính vì thế, thuốc có thể bám vào môi trường xử lý nhanh chóng và lâu bền, làm tăng khả năng phòng-diệt kiến lửa.
Tuy nhiên, đối với phương pháp này, bạn nên chú ý đọc kỹ hướng dẫn trước và tuân theo các quy định để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như tránh gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và gia đình.

5. Sử dụng dịch vụ diệt kiến lửa từ các công ty diệt côn trùng uy tín

Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các công ty diệt côn trùng uy tín trên thị trường để diệt kiến lửa một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Cách diệt kiến lửa

Sử dụng các loại tinh dầu cam, chanh, sả, bạc hà,…có tác dụng diệt và xua đuổi kiến lửa rất tốt


XEM THÊM: Tổng hợp những cách đuổi kiến tại nhà hiệu quả nhất

Vì sao bạn nên diệt kiến lửa dù nhà bạn ít hay nhiều?

2. Kiến lửa tấn công con người

Vết đốt của kiến lửa có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng
Thông thường, vết cắn của kiến lửa sẽ có biểu hiện sưng và đau buốt, nhưng đối với những triệu chứng sau đây, bạn nên mau chóng đến bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất để kịp thời xử lý:

  • Những vùng da không bị kiến cắn cũng bị nổi mề đay, sưng và ngứa.
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Sưng họng, môi và lưỡi gây khó nuốt.
  • Chóng mặt, ngất, nghiêm trọng nhất là xảy ra hiện tượng sốc phản vệ.

Cách sử lý khi bị kiến lửa đốt

  • Nếu bị kiến đốt ở tay, bạn nên giơ cao tay lên để tránh bị sưng.
  • Dùng nước xà phòng rửa vết đốt để loại bỏ bụi đất, sạn, vi khuẩn…giúp tránh nhiễm khuẩn có thể khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế làm vỡ các vết phồng, rộp. Trong trường hợp các vết phồng, rộp bị vỡ, hãy rửa sạch bằng nước xà phòng và theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Dùng khăn mát đắp lên vùng da bị tổn thương để giảm sưng, đỡ ngứa và làm tê vùng da bị kiến lửa đốt.
  • Uống thuốc kháng Histamine hoặc bôi kem Hydrocortisone. Đây là những loại thuốc không kê toa, có chức năng làm giảm đau và sưng cho vết thương.
  • Nếu thấy vết kiến lửa đốt có các dấu hiệu bị nhiễm trùng như: vùng da bị đốt đổi màu, rỉ mủ… Cần nhanh chóng đến bệnh viện và các cơ sở y tế để thăm khám.
  • Để hạn chế khả năng bị kiến lửa đốt, bạn cũng nên cẩn thận và chú ý quan sát thật kỹ trước khi bước hay ngồi.

2. Kiến lửa còn gây hại cho cây thanh long

Khả năng gây hại

  • Những con kiến lửa có thể đục phá cành non và nụ hoa trên các vườn cây lâu năm, chúng còn đục các phần gốc cây gây hư giống cũng như hỏng các cành thanh long non.
  • Chúng tấn công mạnh nhất vào mùa mưa, khi cây có nhiều đọt non và giai đoạn hình thành nụ hoa cũng tốt nhất.

Cách diệt kiến lửa gây hại cho cây thanh long

  • Cách diệt kiến lửa trong vườn đó là năng vệ sinh vườn tược sạch sẽ, tránh tạo điều kiện cho kiến lửa trú ngụ và gây hại cho mùa màng.
  • Dùng cơm thừa, mỡ động vật, ruốc,… trộn với Regent 0.8G rồi rải lên đầu trụ thanh long hoặc xung quanh gốc thanh long để diệt kiến lửa.
  • Sử dụng các thuốc sâu có dạng hạt hay cốm có thành phần hoạt chất Thiamethoxam trộn cùng với cát hoặc đường để rải quanh gốc hoặc quanh tổ kiến lửa mà bạn phát hiện trong vườn.
  • Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng chế phẩm sinh học SOFRI để phòng và trừ kiến lửa gây hại cho thanh long.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về kiến lửa, cũng như những cách diệt kiến lửa hiệu quả nhất. Hi vọng những thông tôi mà chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được những giải pháp phù hợp nhất.