Chuột là một trong những loài động vật gây hại đối với con người. Chúng là tác nhân gây ra rất nhiều loại bệnh nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn trùng bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về những gì loài chuột gây ra cho con người. Từ đó có những biện pháp phòng trừ hiệu quả lũ chuột hiệu quả hơn.

Tác hại của chuột đến con người

Thông tin sơ lượt về loài chuột

Chuột thuộc loài động vật có vú, bộ gặm nhấm. Chúng không chỉ đa chủng loại mà số lượng lại rất lớn, dễ thích nghi với mọi điều kiện tự nhiên nên sự phân bố “cư dân” rất rộng lớn, dường như không ở đâu không có chuột. Thêm nữa, chúng không hề cần việc “sinh đẻ có kế hoạch”.Tuy tuổi thọ của chuột ngắn – nói chung chuột thường chỉ sống 1 – 2 năm, có con 2 – 3 năm; riêng chuột hoang sống quá 6 năm, rái cạn sống tối đa 9 năm – nhưng mức sinh sản của chúng thì thật phi thường, tạo ra dòng giống đông “ngập tràn lãnh thổ”.

  • Những râu mép trên mặt chuột có thể là cơ quan rất nhạy cảm, nhờ râu mà chuột có thể phán đoán kích thước các lỗ hổng cũng như kích thước của hang.
  • Bộ lông chuột có những lông “cảnh giác” dài và rất nhạy cảm nó có vai trò trong tập tính thăm dò và tìm kiếm thức ăn.
  • Chuột thường đi theo lối mòn cố định nên con người thường tìm lối đi của chuột để đặt bẫy.
  • Chuột khá nhanh nhạy và hay “đa nghi” trong hoạt động sống của chúng rất thận trọng và dè dặt
  • Chuột ít hoạt động vào ban ngày chủ yếu là ban đêm, khi chúng hoạt động thường các con nhỏ ra khỏi nơi ẩn nấp trước, sau các con lớn mới xuất hiện.
  • Vị giác chuột có khả năng phát hiện ra một số chất độc trong các bả thuốc.
  • Khức giác của chuột rất nhạy bén và có vai trò quan trọng, chuột thường thông qua mùi có thể phân biệt được các thành viên trong bầy với những kẻ lạ mặt và có thể phát hiện hoặc né tránh các đồ vật, bẫy có mùi của con người.

Tác hại do chuột gây ra -1

Một số loại bệnh do chuột gây ra

Ấu trùng mò Leptotrombidium deliense: sống ký sinh chủ yếu trên các loài chuột (chuột đồng, chuột nhà, chuột rừng, chuột hươu, chuột bụng trắng, suriphe) gây bệnh sốt mò. Bệnh sốt mò còn được gọi là sốt bụi rậm, sốt ban nhiệt đới, sốt triền sông Nhật Bản (Tsutsugamushi) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn ký sinh Rickettsia Orientalis (Rickettsia Tsutsugamushi) qua véc tơ chính là loài mò Leptotrombidium (L.) deliense gây ra. Bệnh sốt mò lưu hành tại các vùng đồng cỏ, sông ngòi, sân bay, hải cảng, rừng núi.
Loài mò Ascoschoengastia: sống ký sinh chủ yếu trên loài chuột nhà, chuột rừng gây bệnh sốt phát ban.
Các loài mạt Ornithonyssus: sống ký sinh chủ yếu trên các loài chuột. (chuột nhà, chuột nhắt, chuột hươu lớn, hươu bé) gây bệnh sốt hồi quy.
Sốt Q: mầm bệnh là R.burnetti (Coxiella burnetti). Bệnh phát hiện lần đầu tiên ở vùng Queensland (Úc). Hiện nay bệnh phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Bệnh do ve Rhipicephalus, Dermacentor gây ra, các loài ve này cũng sống ký sinh trên chuột. Bệnh cũng có thể lây qua đường hô hấp hay tiêu hóa.
Là vật chủ của bệnh leptospirose, xoắn khuẩn leptospira được đào thải qua phân và nước tiểu chuột ra ngoài và xâm nhập vào cơ thể con người qua vết xước, màng nhầy, vết loét… Nước và thức ăn bị ô nhiễm phân và nước tiểu của chuột bị bệnh là ổ khuẩn nguy hiểm cho người và gia súc.
Bệnh thường hay xảy ra ở vùng nông thôn, nông trường, khu khai hoang, nơi khai thác lâm nghiệp. Ở nước ta bệnh này chưa được nghiên cứu nhiều. Nhưng ở nhiều nước bệnh cũng đóng vai trò quan trọng ở vùng rừng núi, ven hồ, nông thôn. Chuột còn có thể mắc bệnh nấm và lan truyền cho người qua tiếp xúc trực tiếp. Qua quần áo, chăn màn, đồ dùng sinh hoạt bị chuột làm nhiễm bẩn.

Cách phòng ngừa bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
  • Tránh trường hợp phát tán virus, vi khuẩn có trong chuột ra môi trường sống gây nên các dịch bệnh.
  • Dọn nhà sạch sẽ, tránh để những vật dụng bừa bãi làm nơi ẩn náu và sinh sống cho chuột.
  • Tránh tiếp xúc với chuột hay các chất thải của chuột.
  • Khi có những biểu hiện phát bệnh sau khi bị chuột cắn, hay tiếp xúc với các chất thải của chuột nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị kịp thời.
  • Tiêu diệt chuột trên phạm vi sinh sống của gia đình.
  • Có chế độ vệ sinh, chăm sóc cẩn thận khi bị chuột cắn, rửa sạch vết thương và sát trùng.
  • Khi phát hiện có chuột chết nên dùng tay ni lông gói chuột vào túi bóng rồi cho vào thùng rác.

XEM THÊM: Cách diệt chuột trong nhà hiệu quả