Chuột là loài vật gây hại xuất hiện phổ biến ở khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị. Ở những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, đôi khi bạn dễ dàng bắt gặp những chú chuột cống lướt quá tầm mắt của mình trên đường phố.rồi mất hút vào các cống rãnh. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích nhất.

Tập tính gây hại của loài chuột

Thông tin tổng quát về loài chuột

Họ nhà chuột trên khắp hành tinh chúng ta hết sức đông đảo, đa dạng. Các nhà sinh học và nông học đã ước tính chúng có khoảng 450 loại, bao gồm trên 20 họ. Ở nước ta, chúng đã có hàng trăm loại, hàng chục họ khác nhau
Chuột thuộc loài động vật có vú, bộ gặm nhấm. Chúng không chỉ đa chủng loại mà số lượng lại rất lớn, dễ thích nghi với mọi điều kiện tự nhiên. Điều này lý giải cho sự phân bố “cư dân” rất rộng lớn của họ hàng nhà chuột. Hơn thế nữa, mặc dù tuổi thọ ngắn, chỉ khoảng 1-2 năm, có con 2-3 năm, song tốc độ và khả năng sinh đẻ của loài chuột thực sự phi thường. Chỉ trong 1 năm, một cặp chuột cống có thể gầy nên cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít cộng lại có thể tới 15.552 con. Nguyên do là chuột phát dục nhanh, số lần đẻ nhiều, thời gian mỗi lừa đẻ ngắn, số con mỗi lần đẻ đông.
Ở điều kiện bình thường, chuột cống loại có thân hình tương đối nhỏ, có thể đẻ 2 – 8 lứa/năm; 20 ngày tuổi là mở mắt là có thể rời mẹ để sống độc lập. Nối tiếp vòng đời, chuột cống khi được 2 – 3 tháng tuổi lại đã có thể tiếp tục sinh sản. Đặc biệt, phần lớn các giống chuột đẻ quanh năm, cả mùa khô và mùa mưa.
Số lượng cá thể đông đúc nên chuột cũng cần một lượng thức ăn khổng lồ để nuôi sống chúng. Và dĩ nhiên, nguồn thức ăn của chuột chủ yếu đến từ nông sản và thực phẩm của con người.Về lượng đồ ăn, mỗi con chuột ăn trong một ngày có thể hết số thức ăn nặng bằng cơ thể của nó. Đương nhiên là nó không thể ăn hết một lần.
Tập tính gây hại của loài chuột

Tập tính và thói quen của loài chuột

Nó ăn liên tục, nhiều lần trong ngày đêm, tiêu hóa cũng liên tục. Tuy thế, nếu phải kiếm khó khăn, tối thiểu mỗi chuột cống ăn 25 gram đồ ăn/ngày và chuột nhà ăn 2 gram đồ ăn/ngày. Chuột to thì uống 12 – 30 mm nước/ngày, chuột nhỏ uống 1 – 2mm nườc/ngày. Chuột ở sa mạc, hoang mạc khô cằn thì chỉ nước trong thức ăn cây cỏ là đủ, chúng có khả năng chịu khát, không cần uống nước.Chuột ăn và dự trữ thức ăn (có con dự trữ trong hang tới 1 – 2 kg lương thực). Chúng vừa ăn vừa phá, thậm chí phá hoại còn lớn hơn ăn gấp trăm lần.
Hãy thử tính, một con chuột cống ăn một năm tối thiểu 9 kg lương thiện, thực phẩm thì 1 triệu con ngốn hết 9000 tấn. Theo số liệu của FAO, trên thế giới đang có tới 1 tỷ con chuột, chúng ngốn hết 9 triệu tấn lương thực, thực phẩm mỗi năm. Con số thiệt hại thật khổng lồ! Nhưng số của cải do chúng phá còn lớn hơn thế nhiều Người ta tính ra hàng năm, thiệt hại do chuột gây ra trên thế giới hàng trăm triệu tấn lương thực, thực phẩm. Những trận đại dịch chuột phá mùa màng xưa nay ở đâu cũng có.
Nhiều cánh đồng lúa, hoa màu của ta bị chuột tàn phá ít là 5% nhiều là 30 – 50 %, có nơi tới 80%. Ngay cả đồng cỏ, rừng cây, vườn quả cũng chịu chung số phận như thế! Điều này, thử hỏi họ hàng nhà chuột liệu có cách nào “biện minh”? Ấy là chưa kể đến tác hại khôn lường khác nữa do chuột gây ra, như cắn sách vở, quần áo, đường dây điện thoại, người, gia súc, đào phá đê đập, tường kho; hay do chuột gây ra và chịu chung số phận bị tiêu diệt, như dịch bệnh, nhất là dịch hạch.
Đã đến nước này thì quá lắm rồi, sao có thể tha thứ được! Con người được quyền tỏ thái độ cứng rắn. Dù có chọn biểu tượng con chuột trong mỗi chu trình niên lịch 12 con giáp, chúng ta cũng phải kiên quyết tiêu diệt chuột.
Trong thế giới sinh vật tự nhiên, một số loài chim, thú, rắn rất ham săn bắt chuột. Thịt chuột là thức ăn của mèo, chim cú , đại bàng, rắn….Hiện nay các loài vật ấy suy giảm nhiều. Số lượng chuột bị diệt bởi những kẻ thù tự nhiên, theo quy luật cân bằng sinh thái từ muôn đời nay, giờ đây là không đáng kể. Chính con người tự gây khó khăn lớn cho mình. Bằng hành động phá rừng, bắn giết động vật rừng, săn bắt chim thú, gây ô nhiễm môi trường… đã làm mất đi không ít “bạn đồng minh” bắt sâu, diệt chuột hết sức rộng lớn, hiệu quả.
Tuy nhiên, về mặt nào đó, hình ảnh con chuột vẫn gần gũi với con người. Nó đã đi vào văn hóa nghệ thuật dân gian Nghệ nhân dân gian xưa đã mượn hình tượng con vật này để ngụ vào đó cái “lẽ sống, tình đời” của con người.
Tập tình gây hại của loài chuột-1

Những tác hại của chuột

Chuột là loài gặm nhấm với răng cửa không ngừng mọc dài ra. Theo các nhà khoa học, mỗi năm răng cửa trên của chuột, cụ thể là chuột trắng trưởng thành, có thể dài ra trung bình 114,3 mm; còn răng cửa dưới dài ra trung bình 1.146,1mm. Do vậy, ngoài việc tìm thức ăn để thỏa mãn cơn đói, loài chuột còn gặm nhấm liên tục bất kỳ thứ gì, từ cây trồng cho đến đồ dùng (gỗ, nhựa…) để mài răng, giúp chúng sinh tồn.
Vì vậy, gặm nhấm thực chất là một kiểu thích nghi sinh học của loài chuột. Tuy nhiên, kiểu thích nghi này lại khiến cho chuột trở thành loài vật gây hại cho con người. Một sự thật thú vị là nếu gặm đồ quá cứng khiến cho răng sứt mẻ thì tế bào gốc răng của chuột sinh trưởng mạnh, liên tục, sẽ không ngừng tạo những tế bào và men răng mới bù đắp phần răng bị sứt mẻ kia rất mau chóng.
Chất chủ yếu để hình thành răng là chất răng rắn chắc, ở trong lòng chất răng của mỗi cái răng còn có một xoang rỗng, gọi là xoang tuỷ răng. Lúc động vật còn non nớt, chân của xoang tuỷ răng hở để cho máu và thần kinh đi vào, cung cấp dinh dưỡng cho tế bào răng trong xoang tuỷ.
Nhìn chung, các động vật khác sau khi răng đã trưởng thành thì chân của xoang tuỷ răng bịt kín lại. Lúc này, tế bào chất răng không nhận được chất dinh dưỡng thì ngừng sinh trưởng. Ngược lại, chuột và thỏ cái thì xoang tuỷ răng không bị bịt kín, vì thế răng cửa của chúng mọc suốt đời.
XEM THÊM: Cách đuổi chuột trong nhà hiệu quả nhất