Cùng tìm hiểu những loại mọt chính trên thế giới. Mọt là côn trùng phá hoại nông sản (Mọt trên hạt điều nhân, gạo ,lúa, thóc, ngô, bắp, đậu, khoai mì lát, lúa mì, cám gạo, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi…), phá hoại gỗ (gỗ nguyên liệu, gỗ xẻ, gỗ thành phẩm…), phá hoại cấu trúc xenlulozo. Công ty Khử Trùng Xanh GFC chuyên cung cấp thuốc hóa chất diệt mọt, phun mọt tận gốc. Ngoài ra, công ty còn làm dịch vụ diệt mọt, mối tại nhà tại tphcm (Sài Gòn), Hà Nội, và trên toàn quốc.
Con-mot-gỗ

Con mọt là con gì? Con mọt có những loại nào? Tác Hại của Mọt là gì?

Mọt gồm những loại nào

Gây hại cho nông nghiệp, khoét đục gỗ hay các hạt khô: đuông dừa (mọt cọ), mọt gạo, mọt đậu, mọt gỗ, mọt cứng đốt (Trogoderma granarium), mọt lạc serratus,…. Không gây hại như mọt đậu đen Mesomorphus villiger. Thực vật: Mọt trắng

1. Mọt gạo (danh pháp hai phần: Sitophilus oryzae)

là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cóc lưu trữ có tầm quan trọng kinh tế, bao gồm lúa mì, gạo và ngô. Con trưởng thành dài khoảng 2 mm với mỏ dài. Màu sắc cơ thể thoạt nhìn thì có màu nâu hoặc đen nhưng nhìn kỹ thì có bốn điểm màu cam / đỏ phân bố trong một chữ thập trên vỏ cánh.
Nó có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với loài mọt ngô tương tự, nhưng có được một số tính năng phân biệt. Con trưởng thành sống đến 2 năm. Con cái đẻ 2-6 trứng mỗi ngày và số lượng trứng đẻ lên đến 300 quả trong suốt cuộc đời nó.
Chúng đẻ trứng vào lỗ hạt gạo. Ấu trùng phát triển trong hạt và chui ra lúc ăn. Kiểm soát mọt gạo bằng cách tách riêng gạo bị mọt ra. Mọt gạo ở mọi giai đoạn phát triển có thể giết chết bằng cách làm lạnh dưới 0 °F (−18 °C) trong 3 ngày hoặc làm nóng 140 °F (60 °C) trong 15 phút.

2. Mọt đậu hay bọ cánh cứng hạt (danh pháp: Bruchinae)

Là một phân họ của bọ cánh cứng, thuộc họ Ánh kim (Chrysomelidae) (mặc dù trong quá khứ chúng được xếp vào một họ riêng biệt với danh pháp Bruchidae). Chúng là động vật ăn hạt và phần lớn quãng đời chúng sống trong những hạt cây mà chúng ăn.
Nhiều loài mọt đậu là côn trùng gây hại vì chúng phá hỏng hạt của nhiều loại đậu khác nhau. Phân họ này bao gồm chừng 1,350 loài.

3. Mọt cứng đốt hay mọt TG (Trogoderma granarium)

là một loài bọ cánh cứng trong họ Dermestidae. Loài này được Everts miêu tả khoa học năm 1898. Nó có nguồn gốc từ Nam Á và là một trong 100 loài xâm hại mạnh nhất trên thế giới. Sự phá hoại của loài mọt này khó kiểm soát vì chúng có khả năng sống sót mà không có thức ăn trong thời gian dài, chúng ưa thích điều kiện khô và thực phẩm có độ ẩm thấp, và khả năng kháng lại nhiều loại thuốc trừ sâu.
Tại Hoa Kỳ, có một kiểm dịch liên bang hạn chế việc nhập khẩu gạo vào Hoa Kỳ từ các quốc gia đã biết về sự xâm nhập của loài mọt này. Loài mọt này phá hoại có thể làm hỏng hàng hóa thương mại có giá trị khác và đe dọa thiệt hại kinh tế đáng kể nếu giới thiệu đến một khu vực mới. Việc xử lý hoặc tiêu thụ sản phẩm hạt và hạt bị ô nhiễm có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như kích ứng da và đau dạ dày.

4. Mọt lạc serratus (Danh pháp khoa học: Caryedon serratus)

Là một loài bọ cánh cứng trong họ Bruchidae. Loài này được Olivier miêu tả khoa học năm 1790.[2] Đây là loài thuộc đối tượng kiểm dịch nhóm I, tức nhóm những vi sinh vật có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng với thực vật và chưa có trên lãnh thổ Việt Nam.
Con mọt gỗ 2

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI TRONG NHÀ XUẤT HIỆN MỌT GỖ

Mọt là một loài côn trùng phá hoại gỗ, xâm nhập và phá hủy kết cấu nhà cũng như bàn ghế trong nhà dựa trên độ ẩm và loại gỗ mà bạn sử dụng. Những loại vật dụng được làm bằng gỗ thiên nhiên đều có nguy cơ bị mọt gỗ tấn công. Đây là một số thông tin cần bạn cần biết về con mọt gỗ:

  • Ấu trùng đào sâu vào gỗ để chúng ăn và trong quá trình này chúng làm một mê cung hang trong vài năm.
  • Mọt trưởng thành đẻ trứng trong các khe nứt của gỗ. Chúng tấn công ván sàn, bàn ghế, xà gỗ và bất kỳ đồ vật bằng gỗ nào trong nhà bạn.
  • Nếu không xử lý sự tấn công này, gỗ trong tòa nhà có thể bị yếu và có thể dẫn đến hư hỏng hoàn toàn gỗ.

Thực tế, rất khó để biết các khối gỗ thanh gỗ, đồ nội thất trong nhà có bị Mọt hay không. Chúng ta chỉ thực sự biết khi nó đã phá hỏng một phần đồ gỗ.

Những tác hại mà mọt gây ra

  • Phá hoại các cấu trúc dạng xenlulozo như: mọt ăn gỗ nhà, cửa,bàn ghế, giường, tủ, gỗ xẻ, gỗ nguyên liệu, gỗ thành phẩm…
  • Phá hoại các loại nông sản: gạo, lúa, thóc, lúa mì, khoai mì lát, hạt điều nhân, hồ tiêu, cà phê, bắp ngô, đậu, ngũ cốc…

Bên cạnh đó để có cách xử lý mối mọt hiệu quả, việc tìm hiểu những tập tính thôi quen của mọt gỗ để từ đó có cách xử lý phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo bài viết Mọt gỗ và cách diệt mọt gỗ hiệu quả nhất tại đây. Chúc bạn thành công.